Viêm đại tràng – ăn gì, uống gì cho tốt?
Viêm đại tràng gây nhiều bất tiện trong cuộc sống cho người bệnh. Đặc biệt khi để nặng, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến ung thư. Cùng nhà thuốc Ngọc Yến tìm hiểu cách phát hiện sớm và biện pháp phòng ngừa, cũng như điều trị đúng cách bệnh đại tràng qua bài viết dưới đây nhé
Viêm đại tràng là gì?
Đại tràng
Đại tràng chính là ruột già. Ruột già là nơi tạm trữ chất cặn bã. Ngoài ra ruột già cũng có khả năng hấp thụ và giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nước điện giải cho cơ thể. Cấu trúc đại tràng gồm 4 lớp. Lớp trong cùng là lớp niêm mạc đại tràng. Dưới niêm mạc là mạch máu, cơ và thanh mạc
Viêm đại tràng là gì
Viêm đại tràng chính là tình trạng hệ thống lớp niêm mạc bị thương tổn. Tình trạng này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mỗi người.

Triệu chứng viêm đại tràng
Đau bụng do viêm đại tràng:
Đây là biểu hiện điển hình, thường gặp ở người bệnh viêm đại tràng. Các cơn đau sẽ truyền dọc theo khung đại tràng. Vùng bụng dưới đau quặn thắt. Một số trường hợp có thể cảm thấy cứng hoặc căng tức ở vùng bụng.
Viêm đại tràng gây tiêu chảy:
Tần suất đại tiện trong ngày tăng lên. Sau khi đi đại tiện người bệnh thấy thoải mái hơn nhưng vẫn muốn đi tiếp. Phân không đóng thành khuôn, nhiều nước và có lẫn máu. Triệu chứng đặc biệt rõ ràng sau khi bạn ăn các thực phẩm sống, tái…
Chán ăn:
Người mắc viêm đại tràng cấp tính thường gặp phải tình trạng ăn uống không ngon miệng, mệt mỏi hoặc trí nhớ người bệnh suy giảm. Cơ thể không được bổ sung thêm dinh dưỡng khiến sức khỏe bị suy giảm nhanh chóng.
Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính
Đau bụng kéo dài:
So với giai đoạn cấp tính, người mắc viêm đại tràng mãn tính đau dữ dội hơn. Cơn đau chạy dọc theo 2 hố xương chậu và khung đại tràng. Thời gian đau kéo dài hơn, xuất hiện cơn quặn nhiều lần.

Phân lúc lỏng lúc rắn:
Mỗi ngày người bệnh đi đại tiện từ 4-5 lần, thậm chí là nhiều hơn ở dạng táo bón hoặc tiêu chảy. Phân không thành khuôn, có mùi hôi tanh và có lẫn máu, chất nhầy. Dù đi vệ sinh nhưng người bệnh vẫn cảm thấy căng tức vùng bụng, muốn đi đại tiện nữa.
Gầy gò, ốm yếu, cơ thể suy nhược:
Do đại tràng bị tổn thương nặng và tình trạng chán ăn kéo dài. Nên khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa của người bệnh gặp phải vấn đề. Tình trạng này kéo dài dẫn đến cơ thể mệt mỏi, hốc hác, giảm cân…
Nguyên nhân viêm đại tràng
Việc xác định được những nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp mỗi người biết cách chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo đó, những nguyên nhân dẫn đến bệnh đó là:
Do thói quen ăn uống
Những thói quen ăn uống như ăn không đúng bữa, ăn quá nhanh, thường xuyên ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn cay nóng, tiêu thụ nhiều rượu bia… cũng là tác nhân gây viêm đại tràng.
Không chỉ vậy, việc ăn đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản, ăn những loại thức ăn được bán ở ngoài đường hoặc tẩm nhiều hóa chất độc hại… cũng là lý do làm do đại tràng bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn và gây ra viêm.
Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh
Một khi cơ thể hấp thụ quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi tồn tại ở trong đường ruột. Lúc này, các loại vi khuẩn gây hại sẽ ngày càng phát triển và gây ra chứng viêm đại tràng
Do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn
Khi kén của khuẩn lị Amip bị lẫn vào trong thức ăn sẽ theo đường tiêu hóa và khiến cho lòng đại tràng bị tổn thương. Lúc này, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như phân bị lẫn máu và chất nhầy, đau bụng theo từng cơn.
Mặt khác, bệnh nhân ăn phải thức ăn có chứa khuẩn lao, đại tràng sẽ có khả năng bị nhiễm khuẩn và gây viêm.

Do đại tràng bị thiếu máu
Bất kỳ cơ quan, bộ phận nào ở trong cơ thể con người nếu muốn hoạt động tốt cần phải cung cấp máu một cách đầy đủ, đại tràng cũng vậy. Trong một số trường hợp, đại tràng có thể bị viêm và thiếu máu bởi những lý do như xơ vữa động mạch, thoát vị bẹn, xoắn ruột, huyết áp thấp.
Cơ thể bị nhiễm hóa chất độc hại
Nhiễm hóa chất độc hại chính là một trong số những nguyên nhân gây viêm đại tràng. Bệnh nhân có thể nhiễm các loại hóa chất này khi sử dụng các loại thuốc và thức ăn bên ngoài.
Do các bệnh lý khác
Những căn bệnh do Chlamydia, simplex virus, lậu herpes, lao, viêm ruột, bệnh tự miễn… cũng là tác nhân gây ra bệnh. Ngoài ra, những người đã từng điều trị bằng xạ trị ở vùng chậu hoặc vùng bụng sẽ có nguy cơ cao bị bệnh.
Viêm đại tràng có nguy hiểm không?
Bệnh nếu không chủ động điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
Biến chứng xuất huyết đại tràng
Khi tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng. Lớp niêm mạc đại tràng bị phá hủy. Tiếp theo sẽ là hệ thống mạch máu dưới niêm mạc bị tổn thương. Lúc này, người bệnh có thêm các triệu chứng xuất huyết, chảy máu, phân đen.
Trong trường hợp máu chảy ít, mỗi lần đi đại tiện, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện cục máu đông hoặc có một chút máu bị lẫn ở trong phân. Ở một số trường hợp, máu có thể chảy một cách nghiêm trọng và khiến cho đại tràng bị xuất huyết. Nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời, bệnh nhân sẽ bị đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Biến chứng thủng đại tràng
Đây là một trong số những biến chứng của những người bị viêm đại tràng. Khi các vết loét bị ăn sâu vào bên trong của thành đại tràng, tổn thương đến lớp thanh mạc. Gây rò rỉ dịch, nhiễm trùng ổ bụng, gây viêm phúc mạc. Nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Biến chứng ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng chính là biến chứng nặng nề và nguy hiểm nhất của căn bệnh viêm đại tràng. Tình trạng này thường xảy ra nếu bệnh nhân bị đã bị mãn tính từ 7 đến 10 năm. Khi này, những tế bào lớp lót ở đại tràng đã bị tổn thương và tiến triển thành khối u ác tính.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đại tràng
Tập thể dục thường xuyên
Thói quen tập thể dục thường xuyên rất hữu ích trong viêc kiểm soát nhiều biến chứng liên quan đến bệnh đại tràng như béo phì, ung thư đại trực tràng và đau xương khớp. Bạn nên tham gia một bài tập phù hợp với cường độ vừa phải như bơi lội hoặc đạp xe từ 3 đến 5 lần mỗi tuần sẽ giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và đường ruột.
Học cách quản lý stress giúp cải thiện bệnh viêm đại tràng mãn tính
Theo nghiên cứu, những bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính thường thấy các dấu hiệu bệnh xuất hiện khi họ cảm thấy stress. Có thể bạn chưa biết, người hay bị stress cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đại tràng co thắt đấy!
Do đó, việc kiểm soát stress cũng là một trong những cách chữa viêm đại tràng tại nhà mà bạn nên áp dụng để cải thiện bênh.
Tránh dùng một số thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là những loại thuốc mà bạn có thể dùng để điều trị cơn đau do các bệnh lý, chấn thương hay phẫu thuật gây nên. Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn các tín hiệu đau từ não bộ, giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, một tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng các loại thuốc này là nguy cơ viêm loét đường ruột. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Xây dựng chế độ ăn tốt cho tiêu hóa giúp phòng ngừa bệnh đại tràng mãn tính
Chia thành nhiều bữa nhỏ:
Thay vì ăn 3 bữa chính một ngày, bạn có thể chia thành 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày để giúp đường ruột của bạn tiêu hóa dễ dàng hơn.
Uống nhiều nước mỗi ngày:
Người bị đại tràng mãn tính dễ bị mất nước do tiêu chảy. Vì vậy, bạn nên cung cấp nước cho cơ thể để tránh kiệt sức. Tuy nhiên, bạn có thể chia nhỏ lượng nước mỗi lần uống để tránh tình trạng chướng bụng và đầy hơi.
Bổ sung vitamin và khoáng chất:
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những thực phẩm bạn cần bổ sung cho cơ thể khi không hấp thụ đủ vitamin và khoáng chất chẳng hạn như canxi và sắt.
Viêm đại tràng nên kiêng ăn gì?
Người bệnh đại tràng nên tránh ăn những thực phẩm sau để không khiến bệnh tiến triển nặng thêm
- Đồ uống có cồn
- Thực phẩm quá ngọt
- Thức ăn cay và nóng
- Đồ uống chứa caffeine
- Đồ ăn có nhiều chất béo
- Thực phẩm giàu chất béo
- Thực phẩm sữa có chứa lactose