Bé Thở Khò Khè Nhưng Không Có Nước Mũi Là Vì Sao?
Chăm sóc trẻ nhỏ, sức khỏe bà bầu

Bé Thở Khò Khè Nhưng Không Có Nước Mũi?

Rate this post

Bé Thở Khò Khè Nhưng Không Có Nước Mũi Là Vì Sao?

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là một trong những triệu chứng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Yến tìm hiểu kỹ nguyên nhân của tình trạng này cũng như cách khắc phục để mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nhé!

Vì sao bé thở khò khè nhưng không có nước mũi?

Bé thở khò khè do nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh:

Ở trẻ nhỏ, tình trạng khò khè rất thường gặp ở trẻ sinh mổ dưới 3 tháng tuổi. Nguyên nhân là do khi sinh mổ, phổi của bé không được các cơ ở thành âm đạo và xương chậu của mẹ ép chặt để đẩy hết nước ối ra ngoài. Hậu quả là dù dịch ối được hút ngay sau khi chào đời thì vẫn còn có thể sót lại, khiến trẻ bị khò khè.

Nếu trẻ sinh mổ bị khò khè do nguyên nhân này, bạn sẽ thấy bé hay bị nôn trớ nhiều. Trong bãi nôn có lẫn dịch nhầy do dịch ối đang được tống hết ra ngoài. Đa phần, tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi con được 3 tháng tuổi.

Mặt khác, vì bé còn rất nhỏ. Hệ thống sụn, cơ xung quanh đường thở còn yếu. Do đó, khi bé thở mạnh, đường thở sẽ bị hẹp lại. Khiến tiếng thở bị thô hơn. Những lúc bé bú, nô, nghịch, khóc, cười nhiều quá cũng có thể xảy ra như vậy. Thường sau tháng thứ tư, tình trạng này sẽ được cải thiện.

Tình trạng khò khè rất thường gặp ở trẻ sinh mổ dưới 3 tháng tuổi
Tình trạng khò khè rất thường gặp ở trẻ sinh mổ dưới 3 tháng tuổi

Bé thở khò khè do bị trào ngược dạ dày, thực quản

Một nguyên nhân gây khò khè, khụt khịt nữa ở trẻ là do trào ngược dạ dày thực quản sinh lý. Điển hình là nôn vọt ra ngoài, hoặc nôn chớ lên tới cổ xong nấc xuống. Bé thường bị lưỡi trắng. Nếu bé đã đến giai đoạn mút tay rồi thì lưỡi sẽ không bị trắng. Tuy nhiên trẻ có chảy nước dãi trong, nấc cụt, hôi miệng, có cặn sữa trắng ở miệng. Mẹ cũng có thể thấy trẻ nhai nhai chóp chép cái gì đấy rồi nuốt xuống. Nhiều khi bú được 2-3 phút là bé sẽ ưỡn bụng ra không bú nữa. Rồi khóc, gắt gỏng khó chịu…

Khi bị trào ngược như vậy, sẽ tăng sinh đờm ở cổ họng và lỗ mũi sau. Khiến bé dễ bị khụt khịt, khò khè cảm giác cứ thỉnh thoảng phải nuốt nuốt vướng đờm hoặc giọng hay khàn khàn. Khi luồng trào ngược xuất hiện nhiều quá, nhiều bé khi ngủ bị sặc. Dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm tai giữa do trào ngược.

Trẻ khò khè nghẹt mũi do một đợt ốm thực sự của bé.

Bé xuất hiện triệu chứng nghẹt mũi, khò khè và kèm theo các biểu hiện khác. Tùy các triệu chứng kèm theo. Đó có thể là một đợt cảm ho sổ mũi, viêm đường hô hấp trên. Như viêm mũi họng, viêm mũi xuất tiết. Viêm mũi dị ứng, viêm đường hô hấp dưới. Viêm tiểu phế quản, viêm phế quản…Ví dụ như viêm đường hô hấp trên vùng mũi, vùng họng sẽ có triệu chứng ho khan, đau ở cổ họng. Em bé có thể lười ăn, thường xuyên nôn trớ khi ăn. Người có thể hâm hấp sốt…

Bé bị khò khè và kèm theo các triệu chứng khác rát có thể liên quan đến một đợt ốm thực sự
Bé bị khò khè kèm các triệu chứng khác rất có thể liên quan đến một đợt ốm thực sự

Trẻ bị khò khè do trong mũi có dị vật:

Khi chơi đồ chơi, trẻ có thể vô tình để dị vật lọt vào trong mũi khiến mũi trẻ bị đau. Đôi khi chảy máu hoặc có hiện tượng nghẹt mũi. Để hạn chế dị vật lọt vào mũi trẻ, bố mẹ không nên cho trẻ cầm những đồ vật quá nhỏ. Đồng thời nên quan sát cẩn thận khi con vui chơi.

Cách điều trị bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Lúc này mình có thể sử dụng nước muối sinh lý, xịt muối biển để làm thông thoáng mũi cho con. Nếu tình trạng dịch tiết chảy ra nhiều, có thể tiếp tục sử dụng nước muối sinh lý ưu trương 3%. Giúp giảm sưng mũi, thông thoáng, giảm ngạt mũi cho bé. Có thể dùng các loại hút mũi bằng miệng. Mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch dụng cụ hút mũi cho bé trước và sau khi sử dụng.

Nhỏ mũi bằng Otrivin 0.05%

Trường hợp đã sử dụng các loại nước muối rồi mà mũi bé vẫn nghẹt cứng thì mình phải dùng otrivin 0.05%. Các mẹ chỉ được dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi thuốc này. Mình cũng không nên dùng nhiều quá. Chỉ nhỏ 3 ngày, ngày nhỏ 2-3 lần, rồi phải tạm dừng. Mẹ không nên lạm dụng loại thuốc này để tránh các tác dụng phụ nhé.

Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị khò khè

Tránh làm nặng hơn tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

  • Tránh các yếu tố làm gia tăng áp lực ổ bụng. Như mặc quần áo quá chật, băng bụng, điều trị tốt các triệu chứng ho và táo bón.
  • Tạo môi trường thoáng mát cho trẻ, tránh khói thuốc lá.
  • Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày. Khi bú mẹ nên cho bú bên trái trước để dạ dày bé có thể nằm nghiêng bên phải lúc sữa còn ít. Rồi sau đó hãy chuyển sang bên phải để sữa dễ đi xuống hơn.
  • Trường hợp trẻ bú bình, muốn giảm trào ngược. Mẹ nên đặt bình sao cho núm vú bình sữa luôn đầy.
  • Sau khi trẻ bú xong không nên rung lắc hoặc đặt trẻ nằm ngay. Mà hãy bế trẻ trong tư thế thẳng khoảng 15 – 20 phút.
  • Tiếp sau đó cha mẹ nên giúp trẻ ợ hơi để trẻ không cảm thấy khó chịu. Tránh được tình trạng sữa trào ngược lên.
  • Cha mẹ cũng không nên cho trẻ nằm bú bởi nó dễ khiến trẻ dễ bị sặc, trớ.
  • Chia nhỏ bữa ăn, thưa khoảng cách bữa ăn cũng sẽ giúp trẻ tránh bị trào ngược.

Cha mẹ nên làm gì khi bé bị khò khè nhưng không chảy nước mũi

Cho bé bú nhiều lần trong ngày: Giúp bé tránh bị mất nước và khô miệng. Đặc biệt, theo các chuyên gia, việc cho trẻ bú mẹ nhiều lần trong ngày còn có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Nên giữ ấm vùng mũi, cổ, ngực, cho trẻ. Dùng dầu tràm xoa ấm lòng bàn chân, bàn tay, ngực, nước tắm cho trẻ…

Dùng nước muối ưu trương cũng là một cách hiệu quả để giảm tình trạng khụt khịt ở trẻ

Lưu ý:

Triệu chứng khò khè theo y khoa là tình trạng tiếng thở bất thường. Có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra. Có thể nghe bằng cách áp sát tai của bạn gần miệng trẻ. Nghe gần giống như tiếng ngáy, tiếng rít. Khi tình trạng trẻ khò khè khó thở nặng hơn. Có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.

Tình trạng này khác hoàn toàn tiếng khụt khịt – vốn là tiếng thở do tắc mũi mà các mẹ hay gọi nhầm là tiếng khò khè. Các mẹ cần phân biệt rõ hai âm thanh này để có cách xử trí phù hợp nhé.

Related posts

Leave a Comment