Tiểu đường có được ăn thịt chó không?
Bệnh xương khớp - Bệnh tiểu đường Tiểu đường Tư vấn sức khỏe

Tiểu đường có ăn được thịt chó không?

Rate this post

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường còn gọi là đái tháo đường. Là một trong những bệnh có rối loạn chuyển hóa. Khi hormon insulin của tụy tiết ra thiếu hoặc quá ít. Không đủ để vận chuyển đường từ máu vào các tế bào. Từ đó làm cho lượng đường trong máu luôn cao bất thường.

Giai đoạn đầu, người bệnh thấy uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều và gầy nhiều. Càng về sau, bệnh càng tiến triển đến nhiều cơ quan và dẫn đến nhiều chứng bệnh khác. Bệnh tiểu đường chính là nguyên nhân của nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, suy thận, hỏng mắt, tai biến mạch máu não…

Bệnh tiểu đường là gì
Theo dõi bệnh thường xuyên với máy đo đường huyết là cần thiết để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Tiểu đường tuýp 1

Chiếm khoảng 5-10% trong tổng số các bệnh nhân tiểu đường. Bệnh chủ yếu thấy ở trẻ em và người trẻ tuổi. Người bệnh bị thiếu insulin tuyệt đối do các tế bào tiết insulin của tuyến tụy bị phá hủy. Bệnh nhân phải chung sống với bệnh suốt đời với việc phải tiêm insulin hàng ngày.  Ở tuýp 1, các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh. Các triệu chứng uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều và gầy nhiều là những triệu chứng điển hình. Người bệnh dễ bị nhiễm ceton, tăng ceton trong máu, nước tiểu.

Tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm đa số, khoảng trên 90%  tổng số bệnh nhân. Thường thấy ở tuổi trên 40. Tuy nhiên, gần đây đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh diễn biến âm thầm và ít khi có triệu chứng rõ rệt. Người bệnh thường phát hiện bệnh khi đã có những biến chứng sang các cơ quan khác. Người bệnh thường biết mình mắc bệnh khi đi xét nghiệm máu định kì, trước mổ. Hay khi có một vài triệu chứng của bệnh khác như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, nhiễm nấm âm đạo, liệt dương…

Chế độ ăn cho người tiểu đường?

Với cả tiểu đường tuýp 1 và 2, chế độ ăn đều đóng vai trò quan trọng. Một chế ăn đúng và đủ có thể góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường là:

  • Ăn đủ chất dinh dưỡng. Cả về số lượng lẫn chất lượng.
  • Hạn chế tối đa chất đường bột. Điều này giúp đường huyết được ổn định tốt hơn.
  • Tránh ăn nhiều các loại axit béo bão hòa, tránh rối loạn chuyển hóa.
  • Nên chế biến thức ăn bằng cách luộc, hấp. Không nên chiên, xào, nướng quá nhiều.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ. Không để quá đói, hoặc quá no.
  • Ăn thành nhiều bữa trong ngày, giúp đường huyết không tăng đột ngột.
  • Không nên thay đổi cơ cấu và khối lượng bữa ăn quá nhanh và quá nhiều.
  • Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn. Không nên nằm, ngồi.
  • Thường xuyên luyện thể dục thể thao cũng tốt cho sức khỏe. Đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Tỷ lệ các chất dinh dưỡng nên được phân chia như sau:
    • Protein: chiếm 15- 20% năng lượng khẩu phần, lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày. Một người 50kg nên ăn tối đa khoảng 40 gam protein, tương đương 300g thịt một ngày. Điều này sẽ giúp bảo vệ thận của người bệnh tốt hơn.
    • Lipit: chiếm 25% tổng số năng lượng khẩu phần. Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả
    • Gluxit: nên chiếm 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn cho người tiểu đường
Chế độ ăn cho người tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết

Tiểu đường nên ăn gì?

  • Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám. Những loại thực phẩm này được chuyển hóa một cách từ từ, giúp đường huyết không tăng quá nhanh.
  • Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn vừa đủ các loại cá, thịt gia cầm (nên bỏ da, lọc bỏ mỡ, áp chảo nhằm loại bớt mỡ).
  • Nhóm chất béo, đường: dầu olive, đậu nành, dầu vừng, dầu cá… Các thực phẩm này có chứa chất béo không bão hòa, sẽ tốt hơn cho người bệnh tiểu đường.
  • Nhóm rau: cà chua, rau mầm, củ đậu, hành tây, nấm, cà rốt, súp lơ, dưa chuột, ải xanh, củ dền, cải bắp,cần tây… Các loại rau này nên được chế biến bằng cách ăn sống hoặc luộc sơ.
  • Hoa quả: bưởi, cam, chanh, ổi, táo, dưa hấu, đào, việt quất, mâm xôi, dâu tây, óc chó… Người bệnh cần tăng cường ăn trái cây tươi, hoặc ép thành nước để uống. Không nên chọn các loại quả ngọt, chứa nhiều đường quá như chuối, na. Khi ăn, nên sử dụng quy tắc cái nắm tay để đảm bảo lượng đường đưa vào cơ thể không quá nhiều. Người bệnh chỉ ăn vừa đủ lượng quả bằng nắm tay của mình. Không nên ăn nhiều hơn.
  • Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm chứa dây thìa canh. Đây là một loại nguyên liệu giúp ổn định đường máu rất tốt.

Tiểu đường nên kiêng gì?

  • Không nên ăn các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol. Chất này gây nguy cơ bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa. Không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
  • Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng.
  • Không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm. Các loại kem tươi, dầu dừa, bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, nước có ga…
  • Không nên ăn hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… Bởi các loại này chứa một lượng đường rất cao. Làm mất ổn định đường huyết của người bệnh.

Tiểu đường có ăn được thịt chó không?

Tiểu đường có được ăn thịt chó không?
Thịt chó là món ăn dân dã, nhưng không phải ai cũng nên ăn loại thực phẩm này

Thịt chó rất nhiều đạm, khi ăn vào sẽ khiến dư thừa chất đạm và dễ gây ra bệnh lý như gút, thận. Đồng thời làm rối loạn mỡ máu và làm ảnh hưởng xấu đến các bệnh liên quan đến tim mạch. Trường hợp bệnh gout, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, nếu ăn thịt chó, tình trạng bệnh sẽ càng nặng hơn. Trong khi đó, huyết áp, tim mạch, mỡ máu, suy thận đều là các biến chứng rất gần mà người tiểu đường thường phải đối mặt. Chính vì vậy, người bệnh nên hạn chế món ăn này.

Related posts

Leave a Comment