Tai biến mạch máu não-phòng và điều trị
Bệnh tim mạch Đau đầu chóng mặt Huyết áp cao - Huyết áp thấp Tai biến Tư vấn sức khỏe

Tai biến mạch máu não – những điều cần biết

Rate this post

Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ hay nhồi máu não. Bệnh diễn biến rất nhanh, tỉ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Chưa kể chi phí chăm sóc, điều trị, phẫu thuật rất đắt đỏ. Chính vì vậy, việc biết và hiểu về bệnh là rất cần thiết để góp phần giảm thiểu tối đa nguy cơ và hậu quả bệnh để lại.

Tai biến mạch máu não là gì

Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Bệnh chỉ đứng sau ung thư, thậm chí còn cao hơn cả các bệnh tim mạch. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ rất cao, trên 50%. Nếu được cấp cứu kịp thời và đúng cách trong vòng 6 giờ đầu tiên thì những bệnh nhân may mắn có thể sống sót. Nhưng trên 2/3 trong số ấy sẽ phải chịu những di chứng để lại do bệnh.

Đột quỵ não là tình trạng mạch máu não bị vỡ hoặc bị nghẹt, làm chết nhiều tế bào thần kinh. Khi dòng chảy bị ngắt quãng các tế bào thần kinh bị chết rất nhiều. Trung bình cứ mỗi phút trôi qua, từ 1 tới 2 triệu tế bào chết không hồi phục bởi thiếu máu và oxy nuôi dưỡng. Từ đó, dẫn đến những tổn thương nặng nề cho bộ não và cơ thể người bệnh. Nhồi máu não xảy ra khá đột ngột và rất ít triệu chứng báo trước. Do đó, người bệnh thường được đưa vào viện cấp cứu khi đã rơi vào tình trạng nặng. Chính vì vậy mà các di chứng để lại trên người bệnh càng thêm nặng nề.

Tai biến mạch máu não vốn được coi là bệnh của người già. Nhưng theo thống kê mới nhất của các bệnh viện đầu ngành, đột quỵ não đang có xu hướng trẻ hóa. Số người mắc bệnh và phải chịu những di chứng nặng nề của bệnh ở độ tuổi 30-40 ngày càng tăng. Báo động có những trường hợp người bệnh phải nhập viện khi mới 18, 20.

Nguyên nhân tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não đến từ 2 nguyên nhân cơ bản:

Một là từ các cục máu đông lưu thông trong lòng mạch. Đa phần các cục máu đông này do các mảng xơ vữa trong lòng mạch bong ra. Những mảng xơ vữa này di chuyển, va chạm và phá vỡ tiểu cầu tạo thành cục máu đông. Những cục máu đông di chuyển trong lòng mạch tăng dần kích thước nếu tiếp tục va vào tiểu cầu. Khi cục máu đông đủ lớn để gây bít tắc mạch thì tai biến xảy ra. Tùy mạch máu bị tắc là nhỏ hay lớn mà tai biến tổn thương não nặng hay nhẹ.

Hai là lòng mạch yếu, hẹp, viêm hoặc giòn, xơ cứng do thói quen hút thuốc, tuổi tác… Nhiều trường hợp lòng mạch quá yếu, phình vỡ gây tai biến cho bệnh nhân.

Do vậy, bệnh nhân bị mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, lòng mạch yếu là những người có nguy cơ cao bị đột quỵ não. Những người này cần hết sức cẩn trọng và sớm có biện pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não. Người bệnh nên dùng các sản phẩm giúp giảm những cục máu đông nhỏ. Đồng thời cần giảm tình trạng xơ vữa trong thành mạch. Kết hợp với các biện pháp giúp tăng cường độ bền vững và khả năng đàn hồi của thành mạch.

Dấu hiệu tai biến

Khi bệnh còn ở mức nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy đau đầu, nhức đầu nhẹ. Đôi khi người bệnh đau khi thay đổi tư thế, vận động, ho hắng. Một số người cảm thấy việc nói trở nên khó khăn hơn. Nếu đã có tiền sử hoặc nguy cơ cao, người bệnh cần hết sức chú ý theo dõi các dấu hiệu. Đồng thời sớm có biện pháp xử trí khi ở giai đoạn mới chớm này. Khi bệnh nặng hơn, người bệnh mất khả năng thăng bằng, đi lạc về một bên. Bệnh nhân cảm thấy tay chân yếu hoặc tê. Nặng hơn có thể đột ngột ngã xuống, thậm chí ngất và hôn mê.

Ở một số trường hợp tai biến nhẹ, người bệnh có những triệu chứng thoáng qua trong vài phút hoặc vài giờ như: nói lắp bắp, bàn tay tự nhiên yếu đi, mắt mờ, thị lực giảm đột ngột, mất trí nhớ, mất định hướng tạm thời… Đây là những dấu hiệu báo trước cho cơn tai biến nặng nề hơn về sau, nên dù chỉ xảy ra trong thời gian ngắn thì bệnh nhân cũng không nên chủ quan mà cần gặp ngay bác sĩ để có phương án xử trí tốt nhất cho tình trạng bệnh của mình.

Có thể dễ dàng nhận biết các triệu chứng tai biến mạch máu não theo quy tắc FAST:

Dấu hiệu tai biến mạch máu não

hoặc BEFAST:

xử trí tai biến mạch máu não

5 bước cấp cứu tai biến mạch máu não

  1. Gọi ngay cấp cứu
  2. Cho bệnh nhân nằm nghiêng như hình dưới, 1 tay kê dưới má để tránh trào ngược chất nôn vào đường thở, đồng thời, tránh tình trạng tụt lưỡi, gây bít tắc đường thở của người bệnh.
  3. Theo dõi liên tục, xử trí kịp thời các diễn biến bất thường của người bệnh.
  4. Có thể đắp cho người bệnh một chiếc chăn mỏng để tránh mất nhiệt.
  5. Không cho người bệnh ăn uống bất cứ thứ gì, kể cả thuốc huyết áp.
xử trí tai biến mạch máu não đúng cách

Điều trị tai biến mạch máu não

Khi bị tai biến mạch máu não, người bệnh cần chụp CT cắt lớp để xác định chính xác tình trạng bệnh. Nếu bệnh nhân chỉ bị tắc các mạch máu nhỏ, phương pháp tiêu sợi huyết sẽ được áp dụng để giúp bệnh nhân phục hồi. Nhưng nếu tình trạng nặng hơn, bệnh nhân bị tắc mạch lớn thì lại cần được lấy huyết khối đường động mạch bằng dụng cụ cơ học. Đây là những phương pháp được đánh giá là tốt nhất giúp cứu sống người bệnh và hạn chế di chứng.

Thuốc ngừa tai biến

Nhìn chung, tai biến là bệnh nặng và rất ít người có thể phục hồi lại hoàn toàn. Chưa kể chi phí điều trị,chăm sóc, nằm viện và phục hồi chức năng cho người bệnh rất đắt đỏ. Do đó, phòng vẫn luôn hơn chữa, tốt nhất là không để bệnh xảy ra.

Để phòng bệnh tai biến, cần hiểu rõ và khắc phục sớm những nguyên nhân gây ra bệnh. Cần giảm xơ vữa, giảm mỡ máu, tăng cường bền vững thành mạch. Đồng thời nên sử dụng các sản phẩm giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

Một trong những cách phòng bệnh hiệu quả theo phương pháp của người Nhật là sử dụng sản phẩm có chứa Nattokinase. Từ năm 1980, tiến sỹ Hiroyuki Sumi người Nhật đã tìm ra hoạt chất này. Nattokinase có công dụng làm tan các cục máu đông nhỏ lưu thông trong lòng mạch. Nhờ đó hạn chế nguy cơ tai biến mạch máu não đáng kể. Các nhà khoa học trên thế giới cũng đã tìm ra những tác dụng đáng kinh ngạc của enzym quý này. Nhất là đối với sức khỏe của hệ tim mạch và trí não.

Related posts

2 Thoughts to “Tai biến mạch máu não – những điều cần biết”

  1. Nguyễn Thị Nhàn

    Năm nay tôi 45 tuổi, thường xuyên bán hàng tạp hóa ở chợ, tôi hay có hiện tượng chóng mặt, đặc biệt những lúc đứng lên ngồi xuống hoặc khi đông khách hàng, phải chạy đi chạy lại nhiều,… Tuy nhiên tôi chỉ nghĩ đó là do tôi cũng không còn trẻ nữa, sức khỏe yếu dần nên không quan tâm đến hiện tượng này, chỉ tới khi tôi bị choáng, ngất thì tôi bắt đầu thấy hốt hoảng lo sợ, thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mắc căn bệnh gì không? Nên đi khám tại đâu và nên có biện pháp nào phòng điều trị mà không phải dùng đến thuốc hay không?

    1. admin

      Chào bạn!
      Bạn có triệu chứng có thể của huyết áp thấp. Nhưng không phải cứ hoa mắt chóng mặt là huyết áp thấp. Nhiều trường hợp hoa mắt chóng mặt còn do sức khỏe kém, thiếu máu hay tăng huyết áp cũng có tình trạng này.
      Để cải thiện tình trạng hiện tại, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống: ăn đủ chất, chia nhỏ các bữa ăn, tập luyện thể dục đều đặn một thời gian để xem có đỡ hơn không. Nếu không đỡ, bạn nên đến khám tại phòng khám, các trung tâm y tế, hoặc bệnh viện gần chỗ bạn. Nếu ở Hà Nội, bạn có thể đến bệnh viện lão khoa sẽ được tư vấn tốt nhất. Ngoài ra, khi bạn bán hàng bạn không nên đứng lâu một chỗ hoặc làm việc gắng sức. Nên đi lại, vận động phù hợp và phân thời gian nghỉ ngơi cho hợp lý.
      Chúc bạn sức khỏe!

Leave a Comment