Piascledine – Thuốc xương khớp

189,000 

Công dụng:

  • Điều trị bổ trợ trong các chứng đau ở khớp.
  • Điều trị bổ trợ trong các bệnh nha chu.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp
  • Cải thiện các triệu chứng mãn kinh

Xuất xứ: PHÁP

Sản xuất: Laboratoires Expanscience

Quy cách: Hộp 1 vỉ x 15 viên

 

 

 

 

Giá cả sẽ được chuyển sang USD trong trang thanh toán của PayPal Express Checkout với tỷ giá USD / VND = 22770.

Mô tả

Rate this post

Thuốc Piascledine có tác dụng gì?

Piascledine được sử dụng cho viêm xương khớp, huyết áp cao, triệu chứng mãn kinh, nồng độ cholesterol cao và các tình trạng khác. Thuốc Piascledine cũng điều trị hỗ trợ viêm nha chu.

Thành phần hoạt tính của Piascledine® là dầu avacado và dầu đậu nành.

Piascledine® hoạt động bằng cách giảm mức cholesterol và bằng cách sửa chữa sụn khớp; Giảm mức độ nghiêm trọng hoặc giảm tần số của những cơn nóng nực do mãn kinh.

Thuốc Piascledine điều trị viêm khớp
Thuốc Piascledine điều trị viêm khớp, huyết áp cao, triệu chứng mãn kinh và nồng độ cholesterol cao

Thành phần thuốc Piascledine

Hoạt chất: Cao toàn phần không xà phòng hóa quả bơ và dầu đậu nành 300.00mg tương ứng với: phần không xà phòng hóa dầu quả bơ (1/250) (Persea gratissima): 100.00mg, phần không xà phòng hóa dầu đậu nành (1/7500) (Glycine max): 200.00mg.

Tá dược: keo silica khan, butylhydroxytoluen vừa đủ một viên nang.

Thành phần vỏ nang: polysorbate 80, gelatine, titan dioxide (E171), erythrosin (El27), màu vàng oxid sắt (El72).

Liều dùng thuốc Piascledine® cho người lớn như thế nào?

Người lớn uống mỗi ngày 1 viên vào giữa bữa ăn. Tránh nhai viên thuốc, nên uống với nhiều nước.Thời gian điều trị: từ 3 đến 6 tháng.

Liều dùng thuốc Piascledine® cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Piascledine®?

Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc gồm:

  • Đau bụng;
  • Bệnh tiêu chảy.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thuốc Piascledine có dùng được cho phụ nữ có thai không?

Trên thú: Không có bằng chứng về tác dụng gây quái thai của PIASCLEDINE trên động vật.

Trên lâm sàng: Hiện nay, không có đủ dữ liệu đánh giá khả năng gây dị tật và độc tính thai nhi của PIASCLEDINE. Vì vậy nên tránh dùng PIASCLEDINE trong thai kỳ. Tránh dùng PIASCLEDINE trong thời gian cho con bú.

Dược lực học

Phân loại: Thuốc chống viêm và chống thấp khớp khác không steroid.

Do đặc tính tác động chậm, khi bắt đầu điều trị với PIASCLEDINE có thể cần kết hợp với một NSAID và/hoặc thuốc giảm đau với liều lượng có thể giảm khi hiệu quả PIASCLEDINE tăng.

Cơ chế tác động của cao toàn phần của phần không xà phòng hóa quả bơ và dầu đậu nành (ASU) đã được đánh giá qua nghiên cứu in vitro và in vivo trong bệnh thoái hóa khớp (OA) cho thấy các tính chất dược lý chủ yếu như sau:

Cơ chế tác động chính của PIASCLEDINE bao gồm:

– Sự gia tăng tổng hợp (PG) proteoglycans, đặc biệt nhóm có trọng lượng phân tử cao, với chất lượng tương tự như các PG tự nhiên.

– Tác dụng bổ sung của hai thành phần của Piascledine: ức chế cấp tính sự thoái biến PG và kích thích mãn tính sự tổng hợp PG.

– Sự kích thích tổng hợp collagen bởi tế bào hoạt dịch và tế bào sụn khớp.

Tác dụng trên collagen là do làm giảm tác dụng ức chế của IL-1 và giảm tổng hợp PGE2 bởi các tế bào sụn.

PIASCLEDINE cũng ức chế collagenase tuýp II ở khớp.

Cuối cùng, PIASCLEDINE kích thích hoạt động của TGFβ1 và TGFβ2 và chất ức chế hoạt hóa plasminogen 1 (PAI-1). Các tác động này giải thích hiệu quả có lợi trên sự hồi phục và bảo vệ chất cơ bản ngoại bào.

Dược động học

Không có phương pháp phân tích chuyên biệt và đủ chính xác cho các nghiên cứu dược động học để phân tích ASU trong dịch sinh học. Vì vậy, không có dữ liệu có giá trị về dược động học của PIASCLEDINE.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Piascledine – Thuốc xương khớp”