Viêm tai giữa có nguy hiểm không?
Bệnh trẻ nhỏ Tư vấn sức khỏe Viêm tai giữa Viêm xoang - Viêm tai giữa

Viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Rate this post

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ từ 2-5 tuổi. Một nghiên cứu cắt ngang cho thấy, tỉ lệ trẻ mắc bệnh có thể lên tới 25% vào mùa đông. Nhiều trẻ bị đi bị lại, càng về sau điều trị càng khó và dai dẳng hơn lần trước. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa viêm tai giữa thế nào? Vì sao mà trẻ hay mắc bệnh như vậy, và liệu viêm tai giữa có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu nhé các mẹ.

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng các mô, tạo dịch mủ trong tai giữa. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi với các triệu chứng như: đau tai, sốt, chảy dịch tai. Bệnh thường phát sinh sau những đợt viêm mũi họng ở trẻ. Nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ sau này.

Lúc đầuviêm tai giữa là thể cấp tính. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển. Lâu dần làm tổn thương niêm mạc tai và trở thành viêm tai giữa mạn tính.

Viêm tai giữa có tự khỏi được không?

Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Bạch cầu và các tế bào miễn dịch sẽ tấn công, tiêu diệt chúng để bảo vệ các cơ quan. Khi hệ miễn dịch của cơ thể tốt, các tế bào chức năng miễn dịch có thể tiêu diệt tác nhân có hại. Từ đó đẩy lùi được bệnh.

Do đó nhiều trường hợp nhiễm trùng tai không biến chứng sẽ tự khỏi. Chỉ trong vòng 4-7 ngày bé sẽ giảm dần triệu chứng mà không cần sử dụng kháng sinh. Mẹ cũng có thể dùng các chế phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch để bé nhanh khỏi bệnh hơn. Đồng thời mẹ cũng nên theo dõi các dấu hiệu ở trẻ. Nếu có bất thường, cần sớm có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để bội nhiễm gây ra biến chứng về sau.

Nhiều trường hợp nhiễm trùng tai không biến chứng sẽ tự khỏi
Nhiều trường hợp nhiễm trùng tai không biến chứng sẽ tự khỏi

Viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ để nặng có thể gây thủng màng nhĩ. Để lâu có thể dẫn đến viêm xương chũm, tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con… Gây ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Trẻ bị nghe kém khi khả năng nói chưa phát triển hoàn thiện sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ…). Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ.

Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng vào não như: viêm màng não, áp xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên…

Dấu hiệu viêm tai giữa là gì?

  • Trẻ có thể sốt cao 39-40 độ C.
  • Trẻ quấy khóc nhiều, hay gây gổ.
  • Bé sẽ bỏ bú, kém ăn, nôn trớ.
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu. Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Không phản ứng khi có tiếng động.
  • Bé hay kéo dật tai, hay dụi tai. Đau, khóc khi va chạm vào tai.
  • Khi chảy mủ tai, các triệu chứng phía trên sẽ giảm dần
Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Trẻ hay sốt, kéo dật tai, dễ quấy khóc và kém ăn khi bị viêm tai giữa

Nguyên nhân viêm tai giữa là gì?

2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là: do cấu trúc giải phẫu thuận lợi để nhiễm bệnh và do chức năng miễn dịch của trẻ chưa được hoàn chỉnh.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vòi nhĩ ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang hơn so với người trưởng thành. Do đó, chất lỏng, dịch mủ từ mũi họng và tai ngoài có chứa vi khuẩn dễ dàng vào tai giữa.

Cấu tạo giải phẫu của tai trẻ có phần "tạo điều kiện" cho viêm tai giữa
Cấu tạo giải phẫu của tai trẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai giữa

Mặt khác những trẻ bị viêm đường hô hấp trên dễ khiến vòi nhĩ bị tắc nghẽn, sưng viêm. Các chất dịch tiết ra bị mắc kẹt lại trong đó. Điều này tạo ra một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và virus sinh sôi. Khi nhiễm trùng xảy ra, vòi nhĩ bị sưng mủ và tạo áp lực lên màng nhĩ. Khiến màng nhĩ phồng lên, thậm chí bị rách do áp lực gia tăng.

Yếu tố thuận lợi khiến trẻ bị viêm tai giữa:

  •  Bệnh hay xảy ra vào mùa đông lạnh, hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường.
  • Bé phải ở nhà trẻ quá đông đúc.
  • Môi trường có nhiều khói, thuốc lá, bụi bặm..cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn
  • Bé bú bình khi nằm thường sẽ có khả năng bị viêm tai giữa cao hơn so với trẻ bú mẹ.
  • Viêm tai giữa ở trẻ do bơi lội: nước bể bơi vào tai sẽ là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển tình trạng viêm tai ngoài.

Cách chữa viêm tai giữa thế nào cho nhanh khỏi

Viêm tai giữa cấp có thể khỏi được hoàn toàn và không để lại di chứng nếu điều trị đúng.

Điều trị viêm tai giữa theo y học hiện đại:

1. Giảm đau

Có thể dùng Paracetamol hoặc ibuprofen hay kết hợp cả hai loại thuốc này để giảm đau hiệu quả.  Đồng thời, mẹ cũng có thể dùng khăn ấm ấp vào tai cho trẻ. Đây cũng là một cách giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

2. Điều trị tại chỗ:

Trường hợp tai ứ mủ, màng nhĩ căng phồng, bệnh nhân sốt cao. Bác sĩ có thể cân nhắc chích rạch dẫn lưu dịch ra ngoài. Kết hợp điều trị thuốc kháng sinh toàn thân.

Với trường hợp đã thủng màng nhĩ, tai chảy dịch. Mẹ nên cho bé làm thuốc tai hàng ngày để loại bỏ dịch tiết nhiễm trùng trong tai. Kết hợp với dùng kháng sinh tại chỗ an toàn. Tránh dùng các loại kháng sinh nhóm aminosid gây độc tai. Nếu sử dụng thuốc bột, bác sĩ sẽ chọn loại thuốc bột nguyên chất. Loại bột này cần có khả năng hòa tan để tránh tình trạng ứ dịch mủ trong tai.

3. Điều trị kháng sinh toàn thân

Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn kháng sinh và thời gian sử dụng. Thông thường, các nhóm kháng sinh hay được dùng  là Cephalosphorin, macrolid.. trong khoảng 7 ngày. Tuy nhiên tùy theo tiến triển bệnh của bé. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu sử dụng trong thời gian dài hơn để điều trị triệt để. Để điều trị dứt điểm, bác sĩ sẽ điều trị luôn các bệnh là nguyên nhân. Ví dụ như trẻ đang mắc chứng viêm mũi xoang, viêm họng…thì cần điều trị ngay.

Mặt khác, với từng giai đoạn và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Các trường hợp bị nặng, tái lại nhiều lần, có cholesteatoma có thể được cân nhắc phẫu thuật.

Mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian

Nếu mẹ muốn sử dụng các phương pháp dân gian để điều trị cho bé, mẹ có thể tham khảo một vài mẹo dưới đây.

1. Bài thuốc chữa viêm tai giữa từ phèn chua và ngũ nội tử (dùng cho bệnh viêm tai giữa chảy mủ)

Cho ngũ bội tử và phèn chua tỉ lệ 1:1 lên bếp, đun đến khi phèn chua chảy ra quyện lại với ngũ bội. Lấy phần màu trắng (xốp) đem nghiền nhỏ mịn là ta đã được sản phẩm thuốc điều trị viêm tai giữa cho trẻ. Mẹ dùng thuốc này  thổi vào tai bị chảy mủ của trẻ. Mỗi ngày 2  lần, mỗi lần bằng một hạt đậu xanh. Liên tục trong ba ngày sẽ thấy trẻ đỡ nhiều. Lưu ý: mẹ nên dừng sử dụng kháng sinh trước 24h khi dùng thuốc này.

2. Chữa viêm tai giữa bằng thổi sáp ong

Theo đông y, sáp ong có tính ấm, lành. Có tác dụng tiêu sưng, giảm viêm, tiêu mủ. Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Từ lâu phương pháp chữa viêm tai giữa bằng sáp ong đã được nhiều người biết đến và áp dụng.

Cách làm như sau: Lấy 1 miếng giấy cuộn 1 miếng sáp ong thành hình như điếu thuốc. Đốt một cháy đầu giấy cuộn sáp ong để tạo khói (lưu ý chỉ đốt tạo khói chứ không để thành lửa). Úp đầu còn lại xuống tai thẳng góc với lỗ tai để xông hơi. Làm 2-3 lần như vậy trong 7-10 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.

3. Trị viêm tai giữa cho trẻ bằng cây sống đời

Cây sống đời có chứa các chất giúp tiêu viêm, kháng sinh tự nhiên. Dân gian từ lâu đã lưu truyền cách ngừa bệnh viêm tai giữa đơn giản như sau: giã nát 3- 5 lá tươi. Lấy nước cốt nhỏ vào tai, mỗi lần 1 – 2 giọt, ngày 3 lần. Kiên trì trong 1 tuần, bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Phòng bệnh viêm tai giữa thế nào?

Mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để giúp con tránh được bệnh:

  • Tiêm phòng vắc-xin pneumococcus và influenza.
  • Bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời.
  • Tránh khói thuốc lá.
  • Tăng cường thể trạng cho trẻ, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tăng cường miễn dịch với kẽm, canxi, sắt và các chế phẩm giúp tăng cường chức năng miễn dịch.
  • Không cho trẻ đi lớp quá sớm (ít nhất là từ 12 tháng trở lên).
  • Nên có biện pháp bảo vệ tai cho trẻ những lúc đi bơi.
  • Không bơi khi đang nhiễm các bệnh đường hô hấp trên khác.

Khi đã có những hiểu biết về bệnh, chắc hẳn mẹ sẽ có cách để giúp trẻ phòng bệnh cũng như điều trị hiệu quả hơn rồi phải không. Chúc mẹ và bé luôn vui và khỏe mạnh nhé.

 

 

 

 

Related posts

Leave a Comment