Viêm phé quản cấp - nguyên nhân , triệu chứng và cách chữa khỏi
Bệnh hô hấp Tư vấn sức khỏe Viêm họng - Viêm Amidan Viêm tai giữa Viêm xoang Viêm xoang - Viêm tai giữa

Viêm phế quản cấp- nguyên nhân và cách chữa

Rate this post

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP

Là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương. Bệnh khỏi hoàn toàn không có di chứng.

Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp:

Viêm phế quản cấp thường là do virut, vi khuẩn. Các virut hay gặp gồm: Adenovirus, corona virus, virut cúm A, B, metapneumovirus, RSV, rhinovirus… Vi khuẩn hiếm gặp hơn có thể là: Ho gà, chlamydia pneumonia, mycoplasma pneumonia…
Cũng như các bệnh lý viêm nhiễm hô hấp phổ biến nhất. Viêm phế quản lây qua đường hô hấp thông qua các giọt dịch tiết (nước mũi, nước miếng, đờm…) mà người bệnh thải ra, người khác hít vào hoặc chạm vào rồi đưa lên miệng mũi.
Mùa đông xuân là mùa có thời tiết thích hợp cho sự phát triển của virut nên đỉnh cao của bệnh rơi vào mùa này.

Viêm phé quản cấp - nguyên nhân , triệu chứng và cách chữa khỏi
Viêm phé quản cấp – nguyên nhân , triệu chứng và cách chữa khỏi

Triệu chứng viêm phế quản

  • Bệnh nhân có dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên. Như: sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng. Nhiều trường hợp viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm amidan, sau lan xuống khí phế quản.
  • Người bệnh viêm phế quản thường không sốt. Nhưng đôi khi sốt nhẹ hoặc sốt cao
  • Những ngày đầu thường ho khan. Sau tiếng ho ông ổng, ho thành từng cơn dai dẳng. Người bệnh có cảm giác rát bỏng sau xương ức.
  • Những ngày sau đó, tiếng ho bắt đầu đục dần. Bệnh nhân có thể có đờm vài ngày sau đó. Đờm có thể trong, sau đục dần rồi hóa mủ vàng, đặc. Tiếng nói cũng dần khàn đi. Người bệnh đôi khi khó thở. Nghe phối thấy ran rít ran ngáy.

Phân biệt viêm phế quản với các bệnh hô hấp khác:

Nếu bị viêm phổi nghe thấy ran ẩm, ran nổ. Bị hen phế quản: có tiếng cò cử. cơ địa dị ứng, thường ho, khó thở thành cơn, hay xảy ra vào đêm hoặc những ngày thay đổi thời tiết. đáp ứng tốt với liệu pháp corticoid & thuốc giãn phế quản.

Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh?

Hơn 90% viêm phế quản là do virus vì vậy trong nhiều trường hợp, viêm phế quản không cần điều trị kháng sinh.

Vậy viêm phế quản cấp uống thuốc gì?

Viêm phế quản uống thuốc gì?

Quan trọng nhất trong điều trị bệnh là tăng cường miễn dịch và điều trị triệu chứng. Người bệnh cần đảm bảo đủ dinh dưỡng. Bồi bổ cho cơ thể khỏe mạnh. Bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất để thúc đẩy mạnh mẽ sức đề kháng của cơ thể.

Sốt:

Có hai loại thuốc hạ sốt quan trọng là acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen. Với ibuprofen chỉ dùng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao (từ 38,5 độ trở lên). Với những trẻ có bệnh lý tim, phổi, thần kinh… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt. Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em, người bị hen, người bị loét dạ dày – tá tràng…. Lau mát hạ sốt không được khuyến cáo thường quy.

Ho:

Ho là một phản xạ có lợi để tống đờm, vi khuẩn ra ngoài. Tuy nhiên, khi ho nhiều dẫn đến nôn ói, mất ngủ… Người bệnh nên uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm. Có thể dùng thêm các thuốc long đờm trong trường hợp có đờm đặc, hoặc khó khạc đờm. Người bệnh không nên dùng thuốc giảm ho, do các thuốc giảm ho thường làm giảm việc bài tiết đờm, do vậy làm chậm sự phục hồi của bệnh nhân.

Khi điều trị tối ưu mà bệnh nhân còn ho nhiều, cần lưu ý tình trạng co thắt phế quản, hoặc cần lưu ý thêm các bệnh lý kèm theo như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh chưa được chẩn đoán chính xác.

Sổ mũi, nghẹt mũi khi viêm phế quản cấp

Không dùng các thuốc kháng histamine và các thuốc chống sung huyết mũi để làm thông khô mũi vì nguy cơ tác dụng phụ cao. Việc vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý được khuyến khích. Phun hơi ẩm trong phòng ở có thể giúp giảm khô mũi. Đối với trẻ em, không cần khí dung nước muối hoặc thuốc giãn phế quản nếu trẻ không có khò khè, hoặc khò khè nhưng không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.

Thuốc làm loãng đờm cho người viêm phế quản cấp:

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giảm độ dính của đờm như acetylcystein, bromhexin, carbocystein… Tuy nhiên hiệu quả của những thuốc này ở trẻ em khá hạn chế. Thuốc chỉ phát huy tác dụng khi trẻ được uống đủ nước. Mà nước bản thân nó đã là thuốc loãng đờm tốt nhất, vì vậy khuyến khích trẻ uống nhiều nước là biện một pháp điều trị hỗ trợ quan trọng.

Khí dung thuốc giãn phế quản:

Có thể dùng thuốc giãn phế quản khí dung, tuy nhiên chỉ khí dung nếu tình trạng khò khè có cải thiện phần nào sau khí dung, do vậy cần thiết khí dung tại cơ sở y tế và bác sĩ sẽ đánh giá hiệu quả của thuốc. Không nên sử dụng các thuốc giãn phế quản đường uống vì hiệu quả thấp mà lại có tác dụng phụ như: run tay, hồi hộp, đánh trống ngực, đỏ mặt…

Chữa viêm phế quản cấp bằng thuốc kháng virus:

Không khuyến cáo sử dụng thường quy, tuy nhiên bác sĩ có thể cân nhắc nếu nghi ngờ tác nhân là virut cúm, thuốc kháng virut cúm nếu cho cần cho sớm trong 36 giờ đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng.
Khoáng chất và vitamin: Vitamin C được chứng minh là không giúp ích gì trong điều trị đợt cấp của viêm nhiễm hô hấp. Kẽm có thể có tác dụng nhưng rất ít và tác dụng phụ của kẽm là gây buồn nôn.
Hầu hết các trường hợp bệnh tự giới hạn và khỏi sau 2-3 tuần. Một số có biến chứng như bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi. Những trường hợp này cần dùng kháng sinh để điều trị.

Nên hạn chế đồ lạnh, giữ ấm cơ thể, tránh khói, bụi, thuốc lá để phòng ngừa bệnh
Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý giữ ấm cơ thể, kiêng đồ lạnh, tránh khói bụi, không hút thuốc.

Sử dụng các loại thảo dược để hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp

Từ lâu, người Việt có thói quen sử dụng thảo dược để cải thiện các bệnh viêm, nhiễm trùng đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản. Một số thảo dược có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh viêm phế quản như:

Cam thảo

Nhiều nghiên cứu cho thấy cam thảo có tác dụng giảm ho, kháng viêm và chống dị ứng. Lý do là vì trong vị thảo dược này chứa hoạt chất axit glycyrrhizic có tác dụng ức chế hoạt động của một số vi khuẩn, ngăn ngừa quá trình viêm, nhiễm trùng đường thở.

Dứa

Trong dứa chứa bromelain, một loại enzyme được chứng minh là có tác dụng giảm ho, long đờm, giúp phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm phế quản.

Gừng cũng là một loại thảo dược hỗ trợ trị viêm phế quản cấp

Gừng là một vị thảo dược có tác dụng chống viêm. Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Gừng giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh viêm phế quản. Mỗi ngày, bạn có thể sử dụng một cốc trà gừng để làm ấm và ẩm niêm mạc đường thở giúp giảm ho, khó thở, mệt mỏi cho người bệnh.

Nước

Khi bị viêm phế quản, người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày. Như vậy sẽ giúp làm loãng đờm, cải thiện chức năng hô hấp. Nhiều chuyên gia khuyên rằng. Vào mỗi buổi sáng, bạn nên sử dụng một cốc nước ấm pha mật ong để giúp làm sạch niêm mạc đường thở.

Nước muối

Nước muối có tác dụng sát khuẩn, chống viêm. Đồng thời giúp làm sạch niêm mạc đường thở. Cải thiện hiệu quả các triệu chứng như: Ho, khó thở khi bị viêm phế quản. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tiến hành thử nghiệm với gần 400 tình nguyện viên khỏe mạnh. Họ  súc miệng bằng nước thường hoặc dung dịch sát trùng pha loãng. Kết quả ghi nhận rằng việc súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn 3 lần mỗi ngày giúp làm giảm 36% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. Vì vậy, súc miệng bằng nước muối là cách hữu hiệu giúp bạn bảo vệ phổi, phế quản cho chính bản thân mình

Dùng kháng sinh khi nào:

Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ điểm nhiễm trùng do vi khuẩn. Như tổng trạng xấu, sốt kéo dài, khạc đờm xanh, đờm vàng, hoặc đờm mủ. Hoặc những trường hợp viêm phế quản cấp ở người có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ. Người suy giảm miễn dịch, người trên 65 tuổi có ho cấp tính kèm theo hai hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau: bệnh nhân nhập viện trong 1 năm trước, có đái tháo đường type 1, type 2, tiền sử suy tim xung huyết, hiện đang dùng corticoid uống.

Thuốc chữa bệnh viêm phế quản cấp
Kháng sinh chỉ được dùng khi có chỉ điểm nhiễm trùng do vi khuẩn.

Related posts

Leave a Comment