Viêm kết mạc dị ứng cấp tính dấu nhiệu, nguyên nhân cách chữa
Mỏi mắt - Mắt kém - Đau mắt Tư vấn sức khỏe

VIÊM KẾT MẠC DỊ ỨNG CẤP TÍNH

Rate this post

Viêm kết mạc dị ứng cấp tính là hình thái phản ứng nhanh của viêm kết mạc khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên.

Nguyên nhân gây viêm kết mạc dị ứng cấp tính

Nguyên nhân gây viêm kết mạc thường là do người bệnh tiếp xúc các mỹ phẩm lạ, thuốc tra mắt, hóa chất, bụi, phấn hoa,….

Viêm kết mạc dị ứng cấp tính dấu nhiệu, nguyên nhân cách chữa
Mi sưng nề, kết mạc cương tụ, phát triển nhú to trên kết mạc sụn mi.. là những dấu hiệu thường gặp ở viêm kết mạc dị ứng cấp tính

Dấu hiệu nhận biết một người bị viêm kết mạc dị ứng cấp tính

Triệu chứng xảy ra rất cấp tính.

Bệnh nhân có cảm giác bỏng rát trong mắt, ngứa mắt, đau, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, nhiều khi không mở được mắt.

Mi sưng nề, mọng đỏ, kết mạc cương tụ, phù nề mọng nước, chảy nhiều dịch, tiết tố nhầy, phát triển nhú to trên kết mạc sụn mi, đôi khi xuất hiện viêm giác mạc chấm.

Viêm kết mạc cấp - nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu nhận biết và cách chữa

Phân biệt với Viêm kết mạc cấp

Viêm kết mạc cấp không có tiền sử tiếp xúc dị nguyên, kết mạc cương tụ nhưng không phù nề nhiều như dị ứng, nhiều tiết tố nhầy…

Cách chữa trị viêm kết mạc dị ứng cấp tính

Ngừng tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng (nếu xác định được).

Rửa mắt bằng nước muối sinh lý

Dùng thuốc chống dị ứng tại chỗ và toàn thân. Như: loratadine, fexofenadine hydrochloride…

Có thể dùng thêm thuốc chống phù

Tra tại chỗ: chống viêm, chống dị ứng. Như: prednisolon acetate 1%, fluorometholone 0,1% 6-8 lần/ngày, trong vài ngày đầu. Sau đó bệnh giảm có thể tra rút xuống 3-4 lần/ngày và dừng khi các triệu chứng khỏi hẳn.

Nếu da mi phù, đỏ ngứa: bôi da mi mỡ có corticoid: mỡ hydrocortison 1%….bôi da mi 3 lần/ ngày

Tiến triển và biến chứng của bệnh

Bệnh thường khỏi sau vài ngày.

Bệnh có thể tái phát khi bệnh nhân lại tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng.

Cách phòng bệnh viêm kết mạc dị ứng cấp tính

Tránh tiếp xúc với dị nguyên nếu xác định được tác nhân gây dị ứng.

Ngoài ra nên:

  • Tránh Thuốc Lá:

Thuốc lá là một trong những chất kích thích độc hại nhất với cơ thể con người. Nicotin tác động vào hệ thần kinh, giảm khả năng điều tiết và nhìn rõ của mắt. Đặc biệt thuốc lá gây hại lâu dài, nếu không bỏ sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn.

  • Hạn chế rượu, bia, và thực phẩm có chứa chất kích thích:

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu có thể giảm tầm nhìn, giảm khả nặng nhận biết nhạy bén của mắt xuống một cách đáng kể. Ngoài ra rượu còn khiến tình trạng đỏ mắt trở nên nghiêm trọng.

  • Tạm ngừng đeo kính áp tròng:

Nếu bạn sử dụng kính áp tròng, nên ngưng sử dụng kính trong thời gian vị viêm kết mạc. Vì kính áp tròng có thể khiến mắt bị kích ứng gây ra hiện tượng viêm kéo dài dẫn đến lâu khỏi bệnh.

  • Dùng thuốc nhỏ mắt:

Khi bị viêm kết mạc không nên tự ý mua thuốc tại nhà mà phải đến các trung tâm mắt để khám. Tại đây bác sỹ sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây viêm kết mạc, từ đó phát cho bạn loại thuốc phù hợp; những thuốc nhỏ mắt này có tác dụng làm giảm triệu chứng của viêm kết mạc, giúp mắt cảm thấy dịu nhẹ. Ngoài ra các loại thuốc này còn chứa thành phần Anti-histamine hay 1 số loại dược chất khác có lợi cho bệnh nhân viêm kết mạc.

  • Trang điểm:

Nếu bạn có thói quen trang điểm mắt thì tạm thời ngưng trang điểm trong quá trình bị bệnh. Các loại mỹ phẩm, mascara có thể khiến mắt dễ bị kích ứng, khiến bệnh nặng hơn và lâu khỏi.

  • Rửa tay:

Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh, ở nơi công cộng (trường học, bệnh viện, cơ quan có người bị viêm kết mạc),

Mang kính

Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, trong môi trường làm việc ô nhiễm khói bụi, mang kính khi bơi,

  • Chườm mắt:

Chườm mắt sẽ khiến mắt dễ chịu hơn, giảm cảm giác bỏng rát. Để chườm mắt bạn chuẩn bị 1 cái khăn sạch, sau đó thấm nước rồi nhẹ nhàng chườm lên mắt, nằm thư giãn. Nước chườm mắt có thể là nước lạnh, ấm, hay bình thường tùy vào sở thích của bạn. Nếu bạn chỉ bị 1 mắt, cố gắng tránh nước chảy lan ra mắt còn lại để tránh mắt còn lại bị lây viêm kết mạc,

  • Bổ sung dinh dưỡng:

Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E…,

  • Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên và tận hưởng không khí trong lành cũng rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa viêm kết mạc cho mắt.

  • Tránh các thực phẩm sau:

Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng với thức ăn gì, ngay cả dị ứng nhẹ cũng không nên ăn trong quá trình bị viêm kết mạc. Ngoài ra tránh các thức ăn có hàm lượng đạm và protein cao như thịt bò, hải sản, cá biển…. bởi vì, khi ăn các loại này vào, dễ gây phản ứng của cơ thể tăng tiết chất Histamine. Histamine là chất dễ gây mẩn ngứa, dị ứng khiến bệnh trở nên trầm trọng, lâu khỏi.

Nhóm gia vị, thực phẩm cay: Thực phẩm cay dễ gây chảy nước mắt, nóng vì thế sẽ gây khó chịu khi bị viêm kết mạc. Vì thế nên kiêng những thực phẩm như ớt, tiêu…trong quá trình bị bệnh.

Nhóm thực phẩm giàu tinh bột và đường: các loại đậu, bánh mì, nước có gaz… vì đường gây nặng thêm việc nhiễm trùng sẽ làm cho bệnh lâu khỏi.

Related posts

Leave a Comment