Trứng cá đỏ – nguyên nhân và cách chữa
Trứng cá đỏ thường ảnh hưởng nhiều nhất ở bệnh nhân từ 30 đến 50 với màu da hơi sáng, đặc biệt là da của người Ireland và Bắc Âu, nhưng ở người da xẫm màu thì có thể bị ảnh hưởng hoặc không.
Nguyên nhân thường gặp gây trứng cá đỏ
- Bất thường trong kiểm soát vận mạch
- Suy yếu hệ thống tĩnh mạch vùng mặt
- Tăng ký sinh trùng nang lông (Demodex folliculorum)
- Tăng hình thành mạch máu, biểu hiện ferritin, và các mảnh do phản ứng oxy hóa
- Sự rối loạn chức năng của peptide kháng khuẩn (ví dụ, cathelicidin)
- Chế độ ăn
- Một số thuốc có thể làm bệnh trứng cá đỏ nặng hơn như: amiodarone, corticosteroid tại chỗ và xịt mũi, liều cao B6 và B12
Triệu chứng bệnh
Bệnh được giới hạn ở mặt và da đầu và biểu hiện theo 4 giai đoạn:
- Tiền trứng cá đỏ
- Mạch máu
- Viêm
- Muộn
Giai đoạn tiền trứng cá đỏ
Ở giai đoạn tiền trứng cá đỏ, bệnh nhân mô tả sự đỏ mặt và nóng bừng mặt, thường đi kèm với cảm giác châm chích khó chịu. Các tác nhân thường gây những đợt bùng phát của bệnh bao gồm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, căng thẳng tinh thần, thời tiết lạnh hoặc nóng, rượu, thực phẩm nhiều gia vị, tập thể dục, gió, mỹ phẩm, và tắm nước nóng hoặc đồ uống nóng. Những triệu chứng này vẫn còn tồn tại trong các giai đoạn khác của bệnh.trứng cá đỏ
Giai đoạn mạch
Ở giai đoạn mạch, bệnh nhân thấy có ban đỏ trên da mặt và phù nề, nhiều giãn mao mạch nhỏ trên da , có thể là do sự bất ổn định vận mạch kéo dài.
Giai đoạn viêm
Trong giai đoạn viêm thường xảy ra sau đó, biểu hiện có các sẩn, mụn mủ vô khuẩn (dẫn đến việc nhận định trứng cá đỏ là mụn trứng cá người lớn) phát triển.
Giai đoạn muộn
Các giai đoạn muộn (phát triển ở một số bệnh nhân), được mô tả bởi sự tăng lên mô ở má và mũi (mũi sư tử) do viêm mô, lắng đọng collagen và tăng sản tuyến bã.
Các giai đoạn của bệnh thường là tuần tự. Một số bệnh nhân khởi phát bệnh bằng giai đoạn viêm, bỏ qua các giai đoạn trước đó. Điều trị có thể giúp trứng cá đỏ trở lại giai đoạn trước đó. Tiến tới giai đoạn muộn là không thể tránh khỏi.
Trứng cá đỏ quanh mắt thường đi kèm với trứng cá đỏ mặt và biểu hiện dưới dạng kết hợp của viêm kết mạc màng mắt , viêm mống mắt , viêm viêm kết mạc và giác mạc, gây ngứa, tăng nhạy cảm cảm giác cơ thể, đỏ da, và phù mắt.
- Chẩn đoán bệnh dựa trên triệu chứng đặc trưng; không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán. Tuổi bắt đầu mắc bệnh và không có nhân mụn giúp phân biệt trứng cá đỏ với mụn trứng cá.
- Chẩn đoán phân biệt với trứng cá, lupus ban đỏ hệ thống, sarcoidosis, viêm da do ánh sáng, dị ứng thuốc (đặc biệt là do iodides và bromide), u hạt trên da và viêm da quanh miệng.
Bệnh trứng cá đỏ uống thuốc gì
- Uống doxycycline 50 đến 100 mg 2 lần/ ngày
- Hoặc tetracycline 250 đến 500 mg 2 lần./ ngày
- Hoặc minocycline 50 đến 100 mg
- Hoặc Erythromycin 250 đến 500 mg 2 lần/ ngày
- Nên sử dụng liều thấp nhất có thể kiểm soát các triệu chứng.
- Tình trạng ban đỏ và nóng bừng mặt kéo dài có thể được điều trị với chất kháng adrenergic chọn lọc α2 brimonidine 0,33% gel được sử dụng một lần / ngày.
- Các trường hợp kháng trị có thể đáp ứng với isotretinoin uống.
Bệnh trứng cá đỏ bôi thuốc gì?
- Mục tiêu điều trị là kiểm soát các triệu chứng, chứ không phải chữa khỏi.
- Việc điều trị ban đầu của trứng cá đỏ liên quan đến việc tránh các yếu tố kích thích (bao gồm sử dụng kem chống nắng).
- Bôi Kem Metronidazole 1%, lotion (0.75%), gel (0.75%) và Kem azelaic 20%, tại chỗ.
- Hoặc benzoyl peroxit 2,5%, bôi một lần / ngày hoặc 2 lần/ ngày
- Hoặc natri sulfacetamit 10% / lưu huỳnh 5%; clindamycin 1%; và dung dịch erythromycin 2%, tất cả đều bôi 2 lần/ ngày
- Có thể dùng kem Iverectin 1% để điều trị các tổn thương viêm da của trứng cá đỏ.
Bệnh trứng cá đỏ có thể áp dụng kỹ thuật điều trị gì cải thiện thẩm mỹ?
Các kỹ thuật điều trị bệnh mũi sư tử bao gồm mài mòn da và cắt bỏ mô; kết quả thẩm mỹ là tốt.
Kỹ thuật điều trị giãn mao mạch bao gồm laser và đốt điện.
Chế độ ăn cho người bị bệnh trứng cá đỏ
Mặc dù đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nhưng bệnh lý này có liên quan trực tiếp đến phản ứng viêm trong cơ thể. Một trong các yếu tố đó là chế độ ăn uống.
Vì phản ứng viêm là nguyên nhân gây nên triệu chứng của bệnh nên một trong những cách để làm dịu các triệu chứng là bổ sung những loại thực phẩm có đặc tính chống viêm. Hầu hết các loại thực phẩm chống viêm đều có điểm chung là chứa nhiều axit béo omega-3 và ít đường. Axit béo omega-3 đã được chứng minh là có công dụng giảm viêm trong khi hàm lượng đường cao là thủ phạm kích hoạt phản ứng viêm.
Một số thực phẩm người bị bệnh nên ăn:
Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá ngừ,…
- Dầu cá
- Dầu hạt lanh (flax seed oil)
- Hạt chia
- Các loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hồ đào, mắc ca,…
- Tảo xoắn
- Các loại đậu
- Nước ép lô hội
Các thực phẩm cần tránh
- Thức ăn cay
- Thức ăn và đồ uống nóng, ví dụ như cà phê và trà nóng
- Đồ uống chứa cồn
- Đồ có nhiều đường
- Hoa quả chua như cam, chanh
Đôi khi, không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn một loại thực phẩm và đồ uống nào đó khỏi chế độ ăn uống mà có thể chỉ cần hạn chế lại. Ban đầu có thể thử một ít rồi nếu không có vấn đề gì thì có thể tăng dần. Người bệnh cần tự mình theo dõi và rút ra kinh nghiệm
rồi có những thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp.
Để kiểm soát các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả thì nên kết hợp lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống với các phương pháp điều trị phù hợp. Nên đi khám bác sĩ da liễu để được thăm khám và kê thuốc.