Thai chưa vào tử cung uống thuốc kháng sinh có sao không?
Thai kỳ ở người kéo dài khoảng 40 tuần và được chia thành các phân kỳ 03 tháng đầu, 03 tháng giữa và 03 tháng cuối thai kỳ. Tác dụng của thuốc trên thai nhi thường được mô tả dựa vào các giai đoạn của thai kỳ.
Thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào từng loại và từng giai đoạn phát triển của thai. Cũng như thời gian mẹ dùng thuốc trong thai kỳ.
Các giai đoạn phát triển của thai
Giai đoạn tiền phôi:
Giai đoạn tiền phôi:bao gồm 17 ngày đầu tiên sau khi thụ tinh cho đến khi kết thúc quá trình làm tổ trong tử cung. Thuốc được sử dụng trong giai đoạn này gây đáp ứng theo kiểu “tất cả hoặc không” chết thai hoặc ngược lại hồi phục hoàn toàn và phát triển bình thường. Các bất thường trong giai đoạn này ít xảy ra trừ khi thuốc có thời gian bán thải quá dài có thể kéo dài sự tiếp xúc với thai nhi trong giai đoạn sau.
Giai đoạn phôi (từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 50):
Giai đoạn phôi (từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 50) là giai đoạn biệt hóa và hình thành các cơ quan chính. Ngoại trừ hệ thần kinh trung ương,mắt, răng, tai và cơ quan sinh dục ngoài. Với cấu trúc gần như hoàn chỉnh vào cuối tuần thứ 10 của thai kỳ. Đây là giai đoạn nhạy cảm nhất. Đa số các bất thường lớn thường xảy ra trong giai đoạn này. Vì vậy, nên tránh hoặc hạn chế tối đa dùng thuốc nếu có thể trong thời kỳ này.
Giai đoạn thai (từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 38)
Giai đoạn thai (từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 38) là giai đoạn phát triển về kích thước, biệt hóa mô và các cơ quan. Các tác nhân gây dị tật ít ảnh hưởng hơn trong giai đoạn này. Nhưng có thể tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của một số cơ quan vẫn còn tiếp tục phát triển cho đến lúc sinh. Như não, mắt, cơ quan sinh dục ngoài…
Một số loại thuốc kháng sinh có thể dùng khi mang thai
Các loại thuốc kháng sinh như beta-lactamin (như: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin…). Đây là kháng sinh dùng trong điều trị các bệnh răng miệng, viêm đường hô hấp trên, viêm màng não…;
Kháng sinh nhóm macrolid (như: erythromycin, clarithromycin, roxithromycin…) cũng khá an toàn. Thường dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Như viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan. Nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm phế quản, viêm xoang… Đây là nhóm kháng sinh tương đối an toàn đối với thai nghén. Lượng thuốc đi qua rau thai tương đối ít so với các kháng sinh khác nên nồng độ thuốc trong máu thai nhi thấp.
Các thuốc không được uống khi mang thai
Nhóm tetracycline (doxycylin, minocyclin…) có thể làm biến màu răng vĩnh viễn. Đồng thời có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của xương
Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin…) có thể gây tổn thương thận. Đồng thời gây độc cho tai trong của em bé (gây điếc không hồi phục hồi.
Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin…) có nguy cơ gây ra rối loạn sự phát triển xương khớp trẻ em.
Ketoconazol có thể gây ra dị tật dính ngón tay cho em bé
Biseptol gây thiếu máu nặng cho cả mẹ và bé.
Metronidazol, trimethoprim, sulfamid không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.
Trimethoprim sẽ không gây bất thường đóng ống động mạnh. Nếu dùng thuốc sau khi ống động mạch đã đóng trong tuần thứ ba và thứ tư sau khi thụ tinh.
Thalidomid có thể gây dị tật với tầng suất 20% đến 30%. Nếu sử dụng thuốc trong khoảng thời gian từ 20 ngày đến 36 ngày sau khi thụ tinh.
Ví dụ như Danazol, một thuốc có hoạt tính androgen yếu có thể gây nam hóa ở thai nhi nữ.
Ngược lại, spironolacton và cyprotenon do đặc tính kháng androgen có thể gây nữ hóa ở thai nhi nam.
Thuốc NSAID có thể gây đóng ống động mạch sớm. Đồng thời làm suy giảm chức năng thận của bé. Rối loạn chảy máu và gây trì hoãn chuyển dạ.