ban vàng chỉ tay và các nếp gấp ngon tay là dấu hiệu bệnh máu nhiễm mỡ
Bệnh tim mạch Tư vấn sức khỏe

Rối loạn chuyển hóa lipid máu

Rate this post

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Chúng gây ra nhiều biến chứng đến tim mạch và ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu không được điều trị sớm. Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Yến tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh qua bài viết dưới đây nhé

Lipid máu là gì?

Lipid là những phân tử kỵ nước khó tan trong nước. Lipid được tìm thấy trong màng tế bào, duy trì tính nguyên vẹn của tế bào và cho phép tế bào chất chia thành ngăn tạo nên những cơ quan riêng biệt. Lipid là tiền thân của một số hormon và acid mật, là chất truyền tín hiệu ngoại bào và nội bào. Các lipoprotein vận chuyển các phức hợp lipid và cung cấp cho tế bào khắp cơ thể.

Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, tham gia cung cấp 25%-30% năng lượng cơ thể. 1g lipid cung cấp đến 9,1 kcal. Lipid là nguồn năng lượng dự trữ lớn nhất trong cơ thể, dạng dự trữ là mỡ trung tính triglycerid tại mô mỡ. Bình thường khối lượng mỡ thay đổi theo tuổi, giới và chủng tộc. Nhu cầu về lượng chưa được chính xác, vào khoảng 1g/kg thể trọng ngày, nên dùng lượng lipid với 2/3 dầu thực vật (acid béo không bão hòa) và 1/3 mỡ động vật(acid béo bão hòa) với lượng cholesterol dưới 300 mg/ngày.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là gì?

Rối loạn lipid máu (RLLPM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglicerid, hoặc tăng LDL-c, hoặc giảm HDL-c…). RLLPM thường được

Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu thế nào?

Điều trị RLLPM thay đổi lối sống (tăng cường vận động thể lực, thay đổi chế độ ăn: hạn chế bia rượu, mỡ động vật…) hoặc dùng thuốc giảm lipid máu.

Điều trị RLLPM góp phần vào điều trị bệnh nguyên của nhiều bệnh tim mạch, nội tiết, chuyển hóa.

Các loại lipid máu theo kích thước:

Chilomicron vi dưỡng chấp chứa triglycerid
VLDL (very low dencity lipoprotein)
LDL (low dencity lipoprotein)
HDL (high dencity lipoprotein)

Nguyên nhân rối loạn chuyển hóa lipid máu?

Do đột biến gen

Đột biến gen àm tăng tổng hợp quá mức cholesterol (TC), triglicerid (TG), LDL-c hoặc giảm thanh thải TC, TG, LDL-c hoặc giảm tổng hợp HDLc hoặc tăng thanh thải HDL-L.

Do lỗi sống tĩnh tại

Nguyên nhân của RLLPM thứ phát do lối sống tĩnh tại, dùng nhiều bia-rượu, thức ăn giàu chất béo bão hòa.

Đái tháo đường

Thường tăng triglycerid máu do hoạt tính enzyme lipoprotein lipase giảm. Nếu glucose máu được kiểm soát tốt thì triglycerid sẽ giảm sau vài tuần.
Tăng TG máu là yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bệnh đái tháo đường

Sử dụng thuốc corticoid:

Do thuốc corticoid có tác dụng giữ nước và chất khoáng natri trong cơ thể gây phù, gây rối loạn chuyển hóa lipid và làm đọng mỡ lại ở trên mặt, cổ và lưng

Sử dụng estrogen

Ở phụ nữ dùng estrogen thời gian dài, có sự gia tăng TG, gây rối loạn chuyển hóa lipid. Trong thai kỳ, nồng độ estrogen tăng cũng làm gia tăng TG gấp 2-3 lần và sẽ trở lại mức bình thường sau sinh khoảng 6 tuần.

Nghiện rượu:

Nghiện rượu làm rối loạn lipid máu, chủ yếu tăng triglycerid.

Thận hư

Trong hội chứng thận hư, TG tăng do albumin máu giảm. Nên acid béo tự do gắn với albumin cũng giảm. Acid béo tự do tăng gắn vào lipoprotein làm cho sự thủy phân TG của các lipoprotein này bị giảm.

Chẩn đoán bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu

Rối loạn lipid máu là bệnh không có triệu chứng đặc trưng. Phần lớn rối loạn lipid máu thường được phát hiện muộn

Dấu hiệu bệnh tăng mỡ máu

Cung giác mạc (arc cornea) là dấu hiệu chỉ điểm bệnh mỡ máu

Màu trắng nhạt, hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn, định vị quanh mống mắt, chỉ điểm tăng TC (typ 2a hoặc 2b), thường có giá trị đối với người dưới 50 tuổi.

Dấu hiệu bệnh mỡ máu, máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid
Con ngươi mắt có vòng tròn trắng nhạt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh máu nhiễm mỡ

Ban vàng (xanthelasma) cũng là dấu hiệu dễ nhận biết ở người bệnh mỡ máu

Ban vàng thường xuất hiện ở mí mắt trên hoặc dưới của người bệnh rối loạn lipid máu

U vàng quanh mắt - các mảng màu vàng gờ lên xung quanh mắt là bệnh gì
Quanh mắt xuất hiện các sẩn cục màu vàng chính là ấu hiệu bệnh máu nhiễm mỡ

U vàng gân (tendon xanthomas):

Ở  một số trường hợp mỡ máu, ở gân duỗi của các ngón và gân Achille và vị trí các khớp đốt bàn ngón tay dễ xuất hiện các cục u, sần mịn, chắc nhưng di động, có màu da. Chúng xuất hiện trên gân hoặc dây chằng, phổ biến nhất là gân Achilles. U vàng gắn vào gân và sẽ di chuyển khi gân di động.

U cục xuất hiện quanh các gân khớp ngón tay, gót chân là dấu hiệu bệnh máu nhiễm mỡ
U cục xuất hiện quanh các gân khớp ngón tay, gót chân là dấu hiệu bệnh máu nhiễm mỡ

U vàng dưới màng xương (periostea xanthomas):

Tìm thấy ở củ chày trước, trên đầu xương của mỏm khuỷu, ít gặp hơn u vàng gân.

U vàng da hoặc củ (cutaneous or tuberous xanthomas):

Định vị ở khuỷu và đầu gối.

Dạng ban vàng lòng bàn tay (palmar xanthomas):

Định vị ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay gây đau đớn và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân

ban vàng chỉ tay và các nếp gấp ngon tay là dấu hiệu bệnh máu nhiễm mỡ
Ban vàng chỉ tay và các nếp gấp ngon tay là dấu hiệu bệnh máu nhiễm mỡ

Kết quả xét nghiệm thế nào là bị mỡ máu – rối loạn chuyển hóa lipid máu

  • Cholesterol máu > 5,2 mmol/L (200mg/dL)
  • Triglycerid > 1,7 mmol/L (150mg/dL)
  • LDL-cholesterol > 2,58mmol/L (100mg/dL)
  • HDL-cholesterol < 1,03mmol/L (40 mmol/L)

Điều trị rối loạn mỡ máu

Nguyên tắc chung

Điều trị RLLPM phải kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên. Bao gồm tăng cường tập luyện – vận động thể lực. Nhất là những người làm công việc tĩnh tại. Đồng thời điều chỉnh chế độ tiết thực hợp lý với thể trạng và tính chất công việc.

Tập luyện – vận động thể lực

Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng.
Giảm TC, TG, LDL-c và Tăng HDL-c.
Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp.
Thời gian tập luyện – vận động thể lực khoảng 30 đến 45 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Cường độ và thời gian tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Nhất là những người có bệnh lý huyết áp, mạch vành, suy tim…

Điều chỉnh chế độ ăn uống

  • Hạn chế năng lượng nhất là những người béo phì.
  • Hạn chế mỡ chứa nhiều acid béo bão hòa như mỡ trong thịt heo, thịt bò, thịt cừu…
  • Giảm cholesterol có trong lòng đỏ trứng, bơ, tôm…
  • Tăng lượng acid béo không bão hòa có trong các loại thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu bắp, trong mỡ cá…
  • Khẩu phần ăn có sự cân đối giữa glucid, lipid và protid. Tránh dùng nhiều glucid (năng lượng do glucid cung cấp khoảng 50% năng lượng của phần ăn, lipid khoảng 30% và protid khoảng 20%).
  • Hạn chế bia – rượu.
  • Bổ sung chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng từ các loại rau, củ và hoa quả.

Thuốc giảm lipid máu

Thay đổi lối sống sau 2-3 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong muốn thì chỉ định điều trị với các loại thuốc hạ lipid máu:

Atorvastatin: 10-20mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày.
Rosuvastatin: 10-20mg/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày.
Simvastatin: 10-20 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày.
Lovastatin: 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày.
Fluvastatin: 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày.
Pravastatin: 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày.

Các thuốc khác:

  • Nhóm fibrate
  • Nhóm acid Nicotinic (Niacin, vitamin PP).
  • Nhóm Resin (Bile acid sequestrants)
  • Ezetimibe
  • Omega 3 (Fish Oils)

* Chú ý khi dùng thuốc giảm mỡ máu:

Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu đều chuyển hóa qua gan. Do vậy trong thời gian sử dụng thuốc hạ lipid máu, cần cho các thuốc hỗ trợ và bảo vệ tế bào gan.

Tiến triển và biến chứng của bệnh mỡ máu cao

  • Rối loạn lipid máu không được điều trị có thể gây ra biến chứng ở các cơ quan:
  • Một số dấu chứng đặc hiệu ở ngoại biên của tăng lipid máu: cung giác mạc, các ban vàng ở mi mắt, u vàng ở gân khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, gót chân, màng xương.
  • Một số dấu chứng nội tạng của tăng lipid máu: nhiễm lipid võng mạc (lipemia retinalis), gan nhiễm mỡ, có thể gây viêm tụy cấp.
  • Xơ vữa động mạch: tổn thương động mạch có khẩu kính trung bình và lớn như tổn thương động mạch vành gây nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu não gây tai biến mạch não, tổn thương động mạch hai chi dưới gây viêm tắc thiếu máu hoại tử bàn chân.

Cách phòng bệnh máu nhiễm mỡ

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Tăng cường vận động-tập luyện thể lực.
  • Xét nghiệm lipid máu định kỳ, nhất là đối với người có yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, béo phì…
  • Khi đã phát hiện có rối loạn lipid máu nên điều trị sớm.

Related posts

Leave a Comment