Ốm nghén là gì? Có ảnh hưởng đến thai không?
Nghén là gì?
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ phải thay đổi rất nhiều để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Đó là một hành trình gian nan. Đặc biệt là giai đoạn nghén mang thai. Mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khó chịu khiến mẹ bầu khổ sở, vật vã.
Vậy thực chất nghén là gì? Nghén có kéo dài không và có thể điều trị thế nào? Bầu nghén từ tuần bao nhiêu? Bầu nghén quá phải làm sao? là những câu hỏi nhà thuốc Ngọc Yến nhận được rất nhiều từ bạn đọc. Bài viết sau sẽ giúp các chị em hiểu hơn về ốm nghén và cách để có một thai kỳ nhẹ nhàng nhé.
Biểu hiện ốm nghén
Biểu hiện ốm nghén ở mỗi phụ nữ mang thai khác nhau theo các mức độ khác nhau.
Dựa theo mức độ các triệu chứng nghén khi mang thai, có thể chia thành 2 nhóm sau:
Ốm nghén nhẹ
Có khoảng 80% phụ nữ mang thai thuộc nhóm này. Biểu hiện ốm nghén nhẹ. Cơ thể thường mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn ói. Tuy nhiên không quá thường xuyên. Chỉ 1 – 2 lần một ngày hoặc khi gặp tác nhân kích thích như mùi khó chịu.
Khi bị ốm nghén nhẹ, mẹ bầu thường không bị sụt cân. Và thường hết nôn nghén sau 3 tháng đầu.
Ốm nghén nặng
Chỉ khoảng 3% mẹ bầu bí bị nghén nặng. Các cơn nôn nghén liên tục khiến mẹ bầu dường như kiệt sức, thiếu dinh dưỡng. Hơn nữa, mẹ bầu còn bị sụt cân từ 2 – 10kg. Ốm nghén nặng thậm chí có thể đe dọa đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Do vậy, nếu bị nghén nặng, hoặc mang song thai hay đang có bệnh lý nền, mẹ bầu cần chăm sóc đặc biệt và dùng biện pháp giảm ôn ói.
Nguyên nhân gây nghén?
Các nhà khoa học đã tìm được mối liên hệ những người thường bị đau đầu, dị ứng, say tàu xe cũng dễ bị nghén nặng hơn khi mang thai. Một số yếu tố khác làm tăng tình trạng nghén như: Thể trạng sức khỏe yếu, làm việc quá sức, mang thai lần đầu, mang đa thai, sử dụng estrogen trước mang thai, người thừa cân béo phì, căng thẳng mệt mỏi,…
Tuy nhiên nguyên nhân chính là sự thay đổi của các loại hormon trong cơ thể mẹ. Trong đó có sự gia tăng đột ngột của hormone gonadotropin phóng thích từ nhau thai. Đây cũng là nguyên nhân gây nên các cơn ốm nghén của mẹ bầu bí.
Có thai bao lâu thì bắt đầu ốm nghén?
Nghén thường xuất hiện sớm ở tuần thai thứ 5 – 6. Ở những thai phụ có cơ thể nhạy cảm, sức khỏe không tốt thì triệu chứng nôn nghén xuất hiện từ sớm hơn.
Thai mấy tuần thì hết nghén
Thông thường, đến tuần thứ 9, mẹ bầu có thể bị nghén nặng nhất. Sau đó sẽ giảm dần. Đến tuần thứ 14 mẹ bầu sẽ không còn nôn nghén nữa.
Vì sao hết 3 tháng mà vẫn nghén?
Có một số người có phản ứng quá mạnh với nội tiết tố nhau thai (HCG). Điều này khiến cơ thể bị nghén nhiều hơn. Thời gian nghén kéo dài hơn. Thậm chí có người nghén từ đầu thai khi cho đến khi sinh xong mới hết. Khoảng 20% trường hợp mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng này.
Triệu chứng và biến chứng của ốm nghén khi mang thai
Triệu chứng ốm nghén
- Buồn nôn, nôn mửa khi gặp tác nhân kích thích như mùi, vị của thực phẩm, quần áo,…
- Thay đổi khẩu vị, ăn không ngon, chán ăn, hoặc thèm đồ ngọt, chua. Có người lại thích những loại thực phẩm lạ mà trước đây mình chưa từng thích.
- Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi cả ngày do nhu cầu máu trong cơ thể mẹ bầu tăng lên. Nhưng lượng hemoglobin chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể không đáp ứng đủ. Từ đó gây nên cảm giác hoa mắt và mỏi mệt cho mẹ bầu.
- Buồn ngủ nhiều. Mẹ bầu ngáp nhiều, ngủ nhiều và dài hơn bình thường. Mẹ bầu thường xuyên trong trạng thái lờ đờ buồn ngủ, giấc ngủ có thể kéo dài 10 – 12 tiếng mỗi ngày. Nguyên nhân có thể do thiếu máu. Hoặc cũng có thể do tăng sản sinh thụ thể GABA có tác dụng làm dịu não bộ và phục hồi não bộ.
Biến chứng ốm nghén có thể gặp
Hầu hết trường hợp nghén khi mang thai chỉ xảy ra ở 1 thời kỳ nhất định. Những triệu chứng thường không nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai nhi. Song số ít trường hợp, cảm giác buồn nôn, nôn không kiểm soát khiến mẹ bầu thiếu dinh dưỡng nặng, mất nước, mất điện giải. Lúc này ốm nghén hoàn toàn có thể gây hại cho thai nhi. Cần nhanh chóng tới cơ sở y tế khám và điều trị giảm nôn nghén để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Cần cấp cứu nếu nghén ở mẹ bầu xuất hiện những triệu chứng sau:
- Tim đập nhanh.
- Sốt cao.
- Sụt từ 1 – 2 kg trong thời gian ngắn.
- Nôn liên tục không ngừng, không thể ăn uống được.
- Choáng váng, ngất xỉu.
- Tiểu rắt, nước tiểu sẫm màu.
- Đau bụng.
- Thường xuyên đau đầu.
- Nôn ra máu.
- Xuất huyết âm đạo.
Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không
85% phụ nữ khi mang thai đều phải trải nghiệm cảm giác mệt mỏi, đau khổ vì sự hành hạ của cơn ốm nghén. Không chỉ cơ thể uể oải, bụng dạ khó chịu mà đến tâm lý, tinh thần cũng trồi sụt lên xuống thất thường. Tuy nhiên sự chịu đựng này của bạn cũng “đáng” lắm. Nghiên cứu được công bố trên. Tạp chí Sinh sản Sinh học kết luận rằng nghén khi mang thai rất có lợi cho bé con trong bụng.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát theo dõi trên hơn 850.000 phụ nữ mang thai. Dữ liệu thu thập được cho thấy bà bầu nào trải qua những cơn buồn nôn, ói mửa sẽ ít có nguy cơ đối diện với vấn đề sẩy thai. Hơn nữa, họ cũng sinh ra những bé con khỏe mạnh hơn. Đặc biệt chỉ 6,4% trong số đó không may mắn gặp phải tình trạng sinh non, còn đâu tất cả đều sinh nở rất suôn sẻ và bình thường.
12 cách giảm nghén đơn giản mà hiệu quả cho bà bầu
- Các loại trà thảo dược, đặc biệt là trà bạc hà giúp giảm buồn nôn
- Ngậm gừng, ăn kẹo gừng hoặc uống trà gừng
- Ngửi các loại tinh dầu thư giãn như oải hương, bạc hà, sả, chanh
- Nhỏ tinh dầu vào khăn ấm sau đó đắp lên bụng
- Hít thở khí trời trong lành thường xuyên. Đi dạo hoặc vận động nhẹ nhàng để cơ thể giải phóng hormone hạnh phúc
- Thức dậy từ từ không vội vã. Nghỉ ngơi thư giãn thật nhiều, vì mệt mỏi sẽ làm tình trạng ốm nghén tồi tệ thêm
Dùng thuốc chống nghén cho bà bầu
Trường hợp ốm nghén ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mẹ có thể dùng các biện pháp giảm nghén sau:
- Thuốc kháng acid: giảm acid dạ dày và ngăn ngừa nôn.
- Thuốc kháng Histamine.
- Phenothiazine.
- Metoclopramid.
- Uống viên kẽm mỗi ngày
- Dùng thuốc chống nghén Magne B6 hoặc Vitamin B6 để giảm nôn ói
Lưu ý thai phụ không tự ý mua và sử dụng thuốc nếu không có chỉ định bác sĩ.
- Chúc mẹ có một thai kì khỏe mạnh, nhẹ nhàng.