Lột da tay là bệnh gì
Lột da tay, da chân là tình trạng khá phổ biến. Xuất hiện ở nhiều người, nhiều độ tuổi, giới tính, chủng tộc cũng như nhiều công việc, ngành nghề khác nhau. Tuy tình trạng bong tróc da không gây nguy hiểm hay nảy sinh ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng lại gây mất thẩm mỹ, phiền toái, bất tiện và đôi chút lo lắng cho người mắc. Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Yến tìm hiểu đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong da tay, da chân qua bài viết dưới đây nhé:
Nguyên nhân khiến đầu ngón tay bị tróc da
Lột da tay, chân do tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, các chất tẩy rửa
Phần lớn các loại nước rửa tay, dầu gội đầu, nước rửa chén,…chúng ta sử dụng thường ngày chứa lượng chất tẩy rửa cao. Tiếp xúc thường xuyên với những chất này sẽ phá hoại sự bền vững của tế bào da. Da bị bong tróc vì sức tẩy của hóa chất. Điều này cũng sẽ có ảnh hưởng xấu đến lớp da non chưa phát triển đầy đủ để tiếp xúc với môi trường ngoài. Vì thế tình trạng tróc da tay thường xuyên xảy ra
Lột da tay, chân do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như vôi, xi măng, kim loại nặng.
Một ví dụ cụ thể là khi bạn dùng trang sức kém chất lượng, niken từ loại trang sức này sẽ làm da bị mẩn đỏ dẫn đến bong tróc.
Rửa tay quá nhiều cũng có thể gây nứt nẻ đầu ngón tay, bong tróc da
Rửa tay là việc cần thiết để giữ gìn vệ sinh và an toàn sức khỏe nhưng rửa tay quá nhiều cũng gây tổn thương cho da. Lực ma sát của hai tay khi rửa làm bào mòn lớp da ngoài cùng của tay. Cùng với đó, nước rửa tay có nhiều hóa chất cũng sẽ làm lớp da mau tróc hơn vì da tay mất đi độ ẩm tự nhiên. Để giữ tay luôn sạch nhưng không bị bong da bạn nên rửa tay khi cần thiết, dùng sản phẩm rửa tay có thành phần tự nhiên dịu nhẹ.
Lột da do cháy nắng
Vết cháy nắng xảy ra khi da tiếp xúc tiếp với nắng gắt. Lúc này, da bị đỏ và có thể bong ra như bị phỏng. Tình trạng da cháy nắng làm da trở nên nhạy cảm, bong tróc và dễ tổn thương. Bạn nên thoa kem chống nắng thường xuyên, che chắn cẩn thận cho đôi tay khi đi nắng. Nếu bị cháy nắng, bạn nên thoa dưỡng ẩm và đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Thời tiết hanh khô khiến đầu ngón tay, ngón chân bị khô nứt
Vào mùa đông, thời tiết hanh khô dễ làm da tay dễ bị bong tróc hơn bình thường. Bạn nên tăng cường độ ẩm cho da tay nhiều hơn vào mùa đông, chú ý thành phần trong sản phẩm dưỡng ẩm để tránh da tay bị kích ứng.
Viêm da cơ địa cũng là lý do khiến bàn tay bị lột da
Thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng.
Các bệnh lý khiến da tay da chân bị bong tróc, lột da
Các bệnh như vẩy nến, nấm da, chàm, lichen, ghẻ, chai, nhiễm độc arsenic… gây ra tình trạng bong tróc, lột da tay, da chân khá nặng và dai dẳng
Các yếu tố khác dẫn đến tình trạng lột da tay, da chân:
Đổ mồ hôi tay nhiều, rối loạn thần kinh thực vật; dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin A, B, PP. cũng dễ dẫn đến tình trạng bong da tay, chân
Dấu hiệu đầu ngón tay bị tróc da
- Da khô,bị bong trợt da.
- Da đỏ, mỏng, dần mất hết vân tay.
- Trên da có thể xuất hiện các nốt mụn nước.
- Thường rất ngứa, nhất là về đêm.
- Da bị trầy xước, bội nhiễm.
Ai thường bị bong da tay, da chân
- Người thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố gây kích ứng như hóa chất, chất tẩy rửa,
- Người mắc bệnh toàn thân như: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều
- Người dinh dưỡng kém, ăn uống không đủ chất
- Nhiều trường hợp các bong tróc da tay thường không tìm được nguyên nhân.
Lột da tay chân là thiếu chất gì
Người bị lột da tay, chân thường bị thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin B3, các vitamin nhóm B, PP, vitamin C.. Tuy nhiên, đôi khi lạm dụng quá nhiều một loại vitamin cũng sẽ gây ra tình trạng tróc da tay. Ví dụ như khi bạn bổ sung quá nhiều vitamin A, nó cũng khiến da tay bị kích ứng và nứt móng tay. Khi tình trạng viêm da, tróc da tay kéo dài thì bạn nên tìm đến bác sĩ.
Cách trị lột da tay tại nhà
- Người bệnh có thể bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần để làm ẩm và mềm da, giúp da giảm viêm và đau rát.
- Trường hợp da tay chân bị lột và ngứa thì dùng thuốc kháng histamine để giảm triệu chứng.
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng, kim loại nặng để tránh làm bệnh nặng thêm.
- Không tự lột da tay chân hoặc chà bàn chải, xát muối để làm bong da nhanh vì có thể gây nhiễm trùng, chảy máu.
- Hạn chế làm các công việc như giặt đồ, rửa chén, lau nhà, đánh máy vi tính, đánh đàn,…
- Nếu không tránh được, bạn nhớ mang bao tay để bảo vệ da. Đối với da chân, tránh mang giày dép thường xuyên, hãy để chân được thông thoáng.
- Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể; uống nhiều nước để da dẻ bớt khô tróc.
Lột da tay có ảnh hưởng gì không
- Ở mức độ nhẹ, da tay, da chân bị khô, khiến bàn tay bàn chân thô ráp.
- Khi bệnh tiến triển nặng hơn, da tay, da chân bị bong trợt da. Lâu dần, người bệnh mất hết vân tay. Đám da đỏ ranh giới không rõ. Da tay mỏng hơn nhiều, có thể dễ dàng chảy máu.
- Nặng hơn, trên da có các sẩn, mụn nước tiết dịch, ngứa nhiều. Đặc biệt nhất là về đêm. Nhiều khi khiến cho người bệnh bị mất ngủ.
- Nếu gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, chảy máu, nhiễm trùng.
Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu, mặt và các chi.
Một vài lưu ý khi các đầu ngón chân bị lột da
- Tuyệt đối không tự ý lột da tay hay chân khi thấy xuất hiện hiện tượng bong tróc.
- Không sử dụng bàn chải, xát muối để làm bong da nhanh vì có thể gây chảy máu thậm chí là nhiễm trùng da.
- Cần hạn chế tối đa việc sử dụng hoặc tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa như giặt đồ, rửa bát, lau nhà,…
- Khi bị bong da chân bạn nên tránh đi giày, dép mà cần để da được thông thoáng.
- Rượu bia cũng là tâc nhân gây ra tình trạng bong da, do đó bạn cần bỏ rượu bia để bảo vệ chân khỏi tình trạng bong tróc.
- Cần bổ sung thực đơn hàng ngày nhiều loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Uống nhiều nước cũng làm hạn chế tình trạng bong tróc da.
- Nếu tình trạng da chân bị bong tróc nhiều, tình trạng bệnh kéo dài không thuyên giảm kèm các triệu chứng như ngứa nhiều, nhiễm khuẩn,… thì cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám, chuẩn đoán và điều trị kịp thời.