Loại sắt nào tốt cho bà bầu
Loại sắt nào tốt cho bà bầu
Sinh con chưa bao giờ là một hành trình dễ dàng. Ở đó có bao nhiêu khó khăn, thử thách đang chờ ba mẹ. Và việc cung cấp loại các loại vitamin, khoáng chất cũng là một cách giúp mẹ vượt qua hành trình này một cách nhẹ nhàng, thành công hơn. Bổ sung sắt cũng vậy. Đây là một khoáng chất không thể thiếu với những bà mẹ đang thực hiện thiên chức thiêng liêng này.
Cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt nhất cho bé yêu. Tuy nhiên, để chọn được sản phẩm sắt tốt nhất để chăm sóc sức khỏe bé yêu từ trong bụng mẹ là không hề đơn giản. Vì hiện nay trên thị trường có quá nhiều loại.
Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Yến tìm hiểu thêm về các loại sắt. Để biết đâu là loại sắt tốt nhất để dành cho mẹ bầu qua bài viết dưới đây nhé
Vì sao cần bổ sung sắt cho bà bầu
Sắt cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng đối với mẹ bầu và thai nhi, sắt vô cùng quan trọng.
Khi thiếu sắt, khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm. Làm thiếu oxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh. Mẹ bầu thiếu máu có thể bị suy tim. Ngoài ra còn có các biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt do thiếu oxy não, cơ bắp yếu, cơ thể mệt mỏi.
Với thai nhi, thiếu máu do thiếu sắt dẫn đến một số nguy cơ nghiêm trọng. Như tăng nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ sinh ra bị nhẹ cân, trầm cảm và nhiễm trùng sau sinh.
Dấu hiệu mẹ bầu thiếu sắt
- Da xanh, niêm mạc mắt và môi nhợt nhạt.
- Tóc, móng tay móng chân nhợt nhạt, dễ gãy, biến dạng, khô cứng.
- Thai nhi chậm tăng cân
- Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán thiếu máu.
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Mẹ có thể bổ sung cho bé các thực phẩm chứa nhiều sắt từ động vật. Như: tiết bò, tiết lợn luộc, gan bò, gan lợn, gan gà, gan vịt, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng gà..
Hoặc bổ sung sắt cho trẻ từ nguồn thực vật. Như mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, hạt sen khô, rau dền trắng, rau dền đỏ.. Đây cũng là những thực phẩm bổ sung sắt khá phổ biến và dễ sử dụng.
Loại sắt nào tốt cho bà bầu
Mẹ nên chọn loại sắt bổ sung dễ hấp thu, dễ uống và hạn chế tối đa được các tác dụng phụ.
Thuốc bổ sung sắt chia làm 2 loại: sắt hữu cơ (sắt fumarat và sắt gluconat) và sắt vô cơ (sắt sulfat).
Sắt vô cơ :
Sắt vô cơ sẽ giải phóng ồ ạt các ion sắt, khiến các tế bào ruột sẽ hấp thu bị động vào trong máu. Làm lượng ion sắt trong máu tăng cao, gây lắng đọng sắt. Bên cạnh đó, các ion sắt dư thừa ở hệ tiêu hóa nếu không được hấp thụ hết cũng sẽ gắn kết bất thường với thức ăn. Điều này dẫn đến sắt bị lắng đọng tại dạ dày, ruột…. Gây tổn thương đường tiêu hóa và các tác dụng phụ khác như nóng trong, ợ chua, táo bón…
Sắt hữu cơ:
Sắt hữu cơ là phức hợp hữu cơ có vị dễ uống, có ưu điểm hơn sắt vô cơ về khả năng hấp thụ. Và hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
Sắt hữu cơ được hấp thu chủ động và có kiểm soát theo nhu cầu cơ thể vào trong máu. Sau đó sắt hữu cơ được đưa về các cơ quan đích như tủy xương để sản xuất hồng cầu hoặc về dự trữ ở gan. Nhờ đó không gây lắng đọng sắt ở tổ chức nội tiết, tim, gan.
Khi được hấp thu đủ, lượng phức hợp sắt thừa sẽ bị đào thải qua đường tiêu hóa. Thông thường, sắt hữu cơ được đánh giá dễ hấp thụ và không gây táo bón. Do đó, để trả lời câu hỏi: “Loại sắt nào tốt cho bà bầu?” thì câu trả lời sẽ là sắt hữu cơ các mẹ nhé.
Viên uống sắt và sắt dạng nước cho bà bầu
Viên uống sắt
Trường hợp mẹ bầu không thể uống được sắt nước vì dễ buồn nôn, thì mẹ có thể lựa chọn loại sắt hữu cơ dạng viên uống nhé. Viên bổ sung sắt có dạng viên nén hoặc viên nang. Loại thuốc sắt dạng viên dễ uống, không gây buồn nôn và có hàm lượng sắt nguyên tố cao. Tuy nhiên, dạng thuốc sắt này lại khó hấp thu hơn sắt nước và dễ gây nóng trong hơn.
Sắt dạng nước cho bà bầu
Sắt nước dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng. Nhưng lại thường khó uống và dễ gây buồn nôn nếu không điều chế tốt. Giá thành sắt nước cũng thường cao hơn. Do đó, nếu mẹ bầu muốn chọn loại sắt nào tốt hơn, mẹ bầu có thể lựa chọn loại sắt nước hữu cơ nhé.
Bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày
Sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thụ, do đó bạn nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… để cơ thể tăng cường hấp thu sắt. Thời điểm sau ăn 1-2 giờ chính là lúc cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.
Nguyên tắc uống thuốc bổ sung sắt cho bà bầu
- Không dùng thuốc sắt với sữa, thuốc bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi kìm hãm khả năng hấp thụ sắt.
- Cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để tiêu hóa tốt hơn. Lưu ý, không uống cùng trà hay cà phê để tránh làm giảm tác dụng của thuốc.
- Phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc, tránh bổ sung sắt quá liều trong một thời gian dài.
- Khi uống thuốc cần tránh xa các bữa ăn 1 – 2 giờ, vì thức ăn làm giảm sự hấp thu sắt.
- Không uống nước chè, sữa, cà phê… ngay sau khi uống thuốc vì làm giảm hấp thu sắt.
- Tránh dùng cùng các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hoóc-môn tuyến giáp… vì làm giảm sự hấp thu sắt.
- Các bệnh lý gây ảnh hưởng đến sự hấp thu chất sắt của cơ thể cần phải được chữa trị thật tốt.
- Bên cạnh việc bổ sung sắt, cần tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt với các thực phẩm như thịt, đậu, bánh mì nguyên cám, trái cây, rau xanh…