Lỗ tai bị chảy nước và ngứa do đâu
Tình trạng lỗ tai bị chảy nước và ngứa sẽ người mắc không chỉ cảm thấy khó chịu, mà còn rất lo lắng cho sức khỏe của mình. Vậy lỗ tai bị chảy nước và ngứa là triệu chứng của bệnh gì? Liệu có phải do viêm tai không? Làm sao để chữa khỏi? Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Yến tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé:
Lỗ tai bị chảy nước và ngứa là triệu chứng của bệnh gì?
Lỗ tai bị chảy nước và ngứa là một trong những vấn đề phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Theo chuyên gia, lỗ tai bị chảy nước và ngứa có thể là triệu chứng của nhiều bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus, do dị ứng, thường xuyên sử dụng tai nghe… Các bệnh lý thường gặp nhất có thể kể đến như:
Lỗ tai bị chảy nước và ngứa là triệu chứng của bệnh viêm tai giữa:
Đây là nguyên nhân thường gặp khiến tai chảy nước và ngứa. Tai giữa là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền âm thanh vào tai trong. Khi vi khuẩn hay virus xâm nhập vào tai giữa, chúng gây nhiễm trùng, làm tích tụ dịch sau màng nhĩ. Dịch quá nhiều có thể gây thủng màng nhĩ, sau đó chảy ra ngoài. Khi bị viêm tai giữa, người bệnh sẽ có triệu chứng đau, ngứa tai, rất khó chịu.

Tai bị chảy nước và ngứa có thể cho thấy màng nhĩ đã bị thủng
Đây cũng là nguyên nhân gây chảy dịch tai. Thủng màng nhĩ thường xảy ra khi chúng ta vô tình dùng tăm bông đưa vào quá sâu. Tăng áp suất trong tai khi đi máy bay hoặc lặn biển cũng là một nguyên nhân gây thủng màng nhĩ và dẫn đến triệu chứng tai chảy nước, ngứa ở tai.
Lỗ tai bị chảy nước là triệu chứng của bệnh viêm ống tai ngoài:
Thường được biết tới là bệnh ở người thích bơi lội. Khi ống tai ngoài tiếp xúc với nước, vi khuẩn hoặc nấm có cơ hội phát triển gây ra nhiễm trùng. Ngoài ra, tai quá ẩm cũng tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập và gây viêm.
Tai bị chảy nước và ngứa là triệu chứng của viêm tắc vòi nhĩ tiết dịch:
Vòi nhĩ là một bộ phận của tai nối với vòm mũi họng. Khi bị viêm tắc vòi nhĩ, người mắc sẽ gặp một số biểu hiện như: Ù tai, suy giảm chức năng nghe, tai chảy nước và ngứa…
Lỗ tai bị chảy nước và ngứa là triệu chứng của nấm tai :
Những mẫu nấm da có thể tiến công vào tai gây trường hợp ngứa trong tai ngày càng dữ dội, có lớp màng trắng hoặc xám bao phủ ống tai, đau nhức tai, ù tai, tai bị ngứa và chảy nước,…
Lỗ tai bị chảy nước có nguy hiểm không?
Theo chuyên gia, tình trạng lỗ tai bị chảy nước và ngứa không được cải thiện sớm có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Những ảnh hưởng của tình trạng lỗ tai bị chảy nước và ngứa kéo dài có thể kể tới như:
Điếc vĩnh viễn:
Dịch mủ tồn đọng bên trong tai, không được điều trị sớm và kịp thời sẽ ảnh hưởng tới các bộ phận trong tai, gây ảnh hưởng tới thính lực, thậm chí bị điếc vĩnh viễn.
Ảnh hưởng đến tâm lý:
Bị ngứa tai cũng như chảy nước ở tai khiến nhiều người ngại tiếp xúc với mọi người, thiếu tự tin khi giao tiếp, mặc cảm, tự xa lánh với mọi người, căng thẳng tâm lý, thậm chí bị trầm cảm.
Ảnh hưởng tới não:
Nếu vi khuẩn tấn công lên vùng nội sọ gây nên viêm nhiễm màng não, viêm não, áp xe não,… tác động tới chức năng nghe, hay nhìn, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng.

Ảnh hưởng tới tiền đình, gây chóng mặt, ù tai, xây xẩm:
Hệ thống tiền đình, chịu trách nhiệm về sự cân bằng và tư thế. Bao gồm các cầu nang, soan nang và ống bán khuyên. Tai trong bị viêm, ứ dịch khiến hệ thống tiền đình cũng bị tổn thương và giảm chức năng. Từ đó, với người bị chảy mủ tai kéo dài thường dễ gặp tình trạng chóng mặt, xây xẩm.
Cách chữa tai chảy nước và ngứa
Với sự tiến triển vượt bậc của nền y học hiện nay, người bị bệnh không cần phải quá lo lắng quá mức khi tai bị chảy
nước. Hiện tại, các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng uy tín hoặc các bệnh viện đều có khả năng điều trị thành công căn bệnh tai chảy nước bằng các kỹ thuật tiên tiến và hiện đại.
Phương pháp điều trị nội khoa: Áp dụng cho những tình trạng viêm tai giữa nhẹ. dùng các loại thuốc uống đặc trị, kết hợp thuốc nhỏ và bôi vào ống tai nhằm giảm sưng viêm nhiễm.
Phương pháp ngoại khoa: Hiện tượng dịch mủ, chấy nhầy tích tụ trong tai nhiều cũng như có thể dẫn đến thủng
màng nhĩ. Các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp trích rạch dẫn lưu mủ. Đây là phương pháp giúp dịch nhầy hay mủ
thoát ra dễ dàng, giảm thiểu thương tổn màng nhĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành vá màng nhĩ cũng như trị liệu bằng các cách thức thích hợp để phục hồi tai và các hoạt động chức năng của tai.