Đau đầu gối – nguyên nhân và cách trị
Có rất nhiều bệnh lý liên quan đến triệu chứng đau đầu gối như: viêm khớp gối, chấn thương đầu gối, viêm gân, thấp khớp, thoái hóa khớp…Nên để xác định Đau đầu gối là bệnh gì? Nguyên nhân gây đau đầu gối là do đâu? Cách trị đau đầu gối như nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé
Với người có tuổi, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu gối là bệnh thoái hóa khớp.
Đau đầu gối do thoái hóa khớp gối
Có thể nói, đau đầu gối là triệu chứng thường gặp nhất và cũng là triệu chứng đầu tiên nhất, dai dẳng nhất của bệnh thoái hóa khớp gối.
Người bệnh thấy đau gối mỗi khi vận động mạnh hoặc ảnh hưởng của thay đổi thời tiết. Đôi khi nghe tiếng răng rắc, lục cục của khớp gối khi cử động. Buổi sáng thấy các khớp khó cử động, cứng đờ. Phải xoa bóp một lúc mới cử động dễ dàng lại được.
Ở giai đoạn muộn hơn. Người bệnh thấy đau thường xuyên. Khớp gối sưng nóng đỏ, rất đau. Nặng nề hơn, đôi khi đầu gối bị biến dạng, vẹo trục khớp gối. Làm giảm khả năng vận động của người bệnh.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối?
Thời gian trôi qua, sụn khớp bị hư hại và mài mòn. Độ nhớt của dịch trong khớp gối giảm, bao hoạt dịch khớp gối bị viêm. Tình trạng suy giảm chất bôi trơn khiến 2 đầu xương khi vận động sẽ cọ xát vào nhau. Dẫn đến đau đớn và hạn chế vận động.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối.
- Phụ nữ thường hay bị thoái hóa khớp hơn nam giới
- Tuổi càng cao khả năng bị thoái hóa khớp gối càng nhiều. Gần 80% người trên 75 tuổi bị ảnh hưởng bởi thoái hóa khớp gối.
- Cơ thể quá béo dễ làm tăng áp lực lên gối, gây thoái hóa khớp gối sớm
- Thiếu vitamin D, canxi cũng góp phần nguy cơ thoái hóa khớp gối
- Công việc lao động nặng, vận động thể lực nhiều, leo cầu thang nhiều
- Yếu tố tại chỗ: chấn thương như rách dây chằng và hư hại sụn chêm, dị dạng khớp gối, các bệnh lý khớp viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp, gout…
- Duy trì cân nặng hợp lý. tránh tăng áp lực lên các khớp. Đặc biệt là khớp gối. Nên vận động hợp lý, tập thể dục và ăn vừa đủ tinh bột, dầu mỡ
- Bổ sung đủ vitamin D, canxi với các thực phẩm giàu vitamin như: rau xanh, nấm, đậu nành, cá..
- Tránh làm việc quá sức. Không nên ngồi xổm, lên xuống, đi cầu thang, khom người…quá nhiều.
- Thường xuyên đi xe đạp, đi bộ, bơi lội để tăng cường sức mạnh của cơ bắp giúp bảo vệ khớp.
- Hạn chế tối đa chấn thương vùng khớp.
- Bôi kem giảm đau khớp như: Capsaicin ngoài da 0,025 – 0,075% ngày 4 lần hoặc Gel NSAID thoa tại chổ như Diclofenac gel thoa khớp.
- Uống thuốc giảm đau khớp gốin như: Acetaminophen như Paracetamol, NSAID như Celecoxib, giảm đau gây nghiện như Codein.
- Tiêm trực tiếp vào khớp gối Methylprednisolon hoặc các thuốc chứa thành phần dịch khớp
Phẫu thuật đầu gối, thay khớp gối là giải pháp cứu cánh và sau cùng, sau khi các biện pháp trên vẫn không hiệu quả
Đau đầu gối do viêm khớp dạng thấp
Nếu người bệnh đau đầu gối theo kiểu đối xứng hai bên. Kết hợp các triêu chứng khác như sốt nhẹ, ăn uống kém, da khô teo. Ngoài ra có thể đau các khớp khác như khớp ngón tay, khuỷu tay, ngón chân. Thường bị cứng khớp buổi sáng rõ và kéo dài hơn một giờ thì khả năng bị đau đầu gối do viêm đa khớp dạng thấp.
Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh mạn tính. Do hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn tự tấn công các khớp. Gây viêm, đau đớn cho người bệnh. Bệnh diễn tiến kéo dài làm biến dạng, dính khớp và mất chức năng vận động của khớp.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp
Các yếu tố sau có thể dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp
● Nhiễm khuẩn
● Rối loạn nội tiết
● Rối loạn hệ thống miễn dịch
● Yếu tố di truyền
● Chấn thương, stress, chế độ ăn và bất thường về dinh dưỡng
Thuốc chữa bệnh đau đầu gối do viêm khớp dạng thấp
- Paracetamol
- Thuốc chống viêm không Steroid
- Corticoid.
- Methotrexate
Lưu ý: Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc
Viêm gân cũng có thể gây đau đầu gối
Trong cơ thể, gân kết nối các cơ với xương, có chức năng tương tự như dây chằng. Viêm gân xương bánh chè gây đau ở đầu gối, cứng khớp gối. Nguyên nhân do vận động quá sức hoặc chấn thương gân (chẳng hạn như trong quá trình tập luyện, chơi thể thao). Khiến cho bất kỳ chuyển động nào của gân đó đều rất đau và gây cứng khớp. Nhất là khi đi lên cầu thang hoặc ngồi xổm.
Tình trạng đau đầu gối do viêm gân này sẽ không tự khỏi. Người bệnh khó trở lại bình thường nếu không được điều trị y tế (dùng thuốc) kết hợp vật lý trị liệu.
Đau khớp gối do chấn thương
Trong nhiều trường hợp, chấn thương đầu gối có thể khiến bạn khó nhận biết vì bề mặt ngoài da không có biến dạng rõ ràng hoặc rất ít sưng, không bị bầm tím hay mất độ ổn định của khớp. Đôi khi, bạn còn có thể nhầm lẫn với bong gân đầu gối.
Những chấn thương này thường ít nghiêm trọng. Tuy nhiên trong trường hợp rơi ngã, tai nạn thể thao hoặc tai nạn giao thông. Cơn đau đầu gối dai dẳng do chấn thương có thể cản trở sinh hoạt rất nhiều dù không bị sưng tấy. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra lại. Ngay cả khi không có dấu hiệu lâm sàng hay bất thường trên phim chụp X-quang.
Cách chữa đau đầu gối bằng thuốc
Trong trường hợp đau khớp gối từ nhẹ đến vừa. Người bệnh có thể bổ sung glucosamine dạng sulfate tinh thể để giảm đau và phục hồi chức năng ở giai đoạn sớm của thoái hóa khớp (viêm xương khớp). Glucosamine được tổng hợp bởi cơ thể nhưng khả năng đó thường giảm dần theo tuổi tác. Do vậy, người trẻ tuổi có thể dùng glucosamine để phòng ngừa đau khớp gối trong tương lai.
Nếu mức độ đau khớp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) hoặc thuốc ức chế cyclooxygenase-2 (COX-2).
Cách trị đau đầu gối tại nhà
Dành thời gian nghỉ ngơi.
Người bệnh cần tránh các hoạt động căng thẳng trên đầu gối cho đến khi tình trạng đau khớp gối giảm hẳn.
Chườm ấm.
Nhiệt độ ấm có thể giúp thư giãn cơ bắp, giảm cứng cơ và khớp từ đó giảm tình trạng đau đầu gối.
Massage
Mát–xa có thể thúc đẩy máu lưu thông và giúp giảm viêm khớp gối. Khi tiến hành xoa bóp, massage thì bệnh nhân có thể dùng thêm tinh dầu, cao, dầu nóng… thoa đều lên tay và massage nhẹ nhàng để hỗ trợ tăng kết quả giảm đau đầu gối.