Đau bụng buồn nôn không đi ngoài được
Đau bụng buồn nôn không đi ngoài được là cảm giác thật sự rất khó chịu và mệt mỏi. Đôi lúc còn ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và làm thế nào để khắc phục? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.
Đau bụng có thể chỉ là hiện tượng bình thường không gây nguy hiểm. Nhưng đau bụng kết hợp buồn nôn rất có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt là khi người bệnh không đi ngoài được
Các bác sĩ chuyên khoa nhận định
Tình trạng bị đau bụng, buồn nôn nhưng không đi ngoài được là dấu hiệu thường gặp của các rối loạn đường tiêu hóa. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn khi tái diễn nhiều lần. Đồng thời khiến cho người bệnh mệt mỏi, sợ hãi với việc đi đại tiện. Bác sĩ cũng chỉ ra một số bệnh lý liên quan như:
Đau bụng, buồn nôn không đi ngoài được do táo bón
Đi ngoài là hoạt động sinh lý giúp đào thải độc tố, cặn bã ra khỏi cơ thể thông thường mỗi ngày. Đối với người bình thường thì sẽ đi ngoài 1, 2 lần/ ngày. Tuy nhiên, ở người táo bón, thường 3 ngày mới đi một lần, thậm chí ít hơn. Phân thường khô cứng, phải rặn mãi mới ra được. Gây cảm giác đau rát ở hậu môn, rất khó khăn và e ngại khi đi đại tiện.
Khi đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần, phân bị ứ đọng trong ruột. Gây mất cân bằng hoạt động tiêu hóa. Kết quả là phân tích tụ trong đường ruột tạo ra cảm giác khó chịu hoặc nôn nao trong dạ dày.
Đồng thời, phân tồn đọng lâu trong ruột kích thích sự gia tăng vi khuẩn trong ruột già. Điều này có thể dẫn đến chướng bụng, đầy hơi và cảm giác buồn nôn.
Mặt khác
Ruột cũng đóng một vai trò trong quá trình giải độc của cơ thể. Khi thức ăn di chuyển qua ruột kết mất nhiều thời gian hơn bình thường, điều này gây ra sự tích tụ độc tố trong cơ thể. Chính những chất độc này cũng gây ra cảm giác buồn nôn.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của táo bón, bạn cũng có thể chán ăn và bắt đầu bỏ bữa. Một số người buồn nôn ngay cả khi bụng rỗng.
Ngoài ra, đôi khi đau bụng buồn nôn không đi ngoài được cũng là triệu chứng của tình trạng bệnh lý khác:
Đau bụng, buồn nôn không đi ngoài được do mất nước
Phân khô, cứng có thể xảy ra khi không có đủ nước trong cơ thể và ruột của bạn. Thiếu chất lỏng có thể khiến thức ăn hoặc chất thải khó đi qua đường ruột. Mất nước cũng làm chậm hoạt động của ruột, dẫn đến buồn nôn, đầy hơi, khó đi ngoài..
Đau bụng, buồn nôn không đi ngoài được do tắc ruột
Tắc ruột xảy ra khi sự tắc nghẽn trong ruột kết ngăn cản sự di chuyển của phân. Các triệu chứng khác của tắc nghẽn đường ruột có thể bao gồm đau bụng, nôn mửa và chướng bụng.
Các yếu tố khác nhau có thể đóng một vai trò trong tình trạng này. Viêm ruột do bệnh Crohn có thể gây tắc nghẽn, cũng như nhiễm trùng viêm túi thừa. Bạn cũng có thể bị tắc nghẽn nếu bạn bị thoát vị hoặc dính ruột kết. Ung thư ruột hoặc ruột kết là một nguyên nhân khác gây ra các vật cản. Trường hợp này bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhất.
Đau bụng, buồn nôn không đi ngoài được do hội chứng ruột kích thích (IBS)
Rối loạn này ảnh hưởng đến ruột già và có thể gây ra nhiều triệu chứng bao gồm táo bón và buồn nôn. IBS là một tình trạng mãn tính gây ra các cơn co thắt ruột yếu, dẫn đến thức ăn hoặc phân bị ứ đọng trong ruột kết.
Người ta cũng tin rằng những bất thường trong hệ thống thần kinh góp phần gây ra táo bón IBS. Điều này là do các tín hiệu phối hợp kém giữa ruột kết và não, dẫn đến các cơn co thắt cơ trong ruột yếu.
Đau bụng buồn nôn không đi ngoài được do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ về đường tiêu hóa như:
- Thuốc giảm đau có chất gây mê, như codein và oxycodone
- Thuốc kháng histamine
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc huyết áp
- Chất bổ sung sắt
Một số giải pháp cho tình trạng đau bụng buồn nôn không đi ngoài được
Tình trạng đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được có thể cải thiện khi người bệnh thực hiện một số phương pháp đơn giản sau đây:
Xoa bóp bụng:
Thường xuyên massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Như vậy sẽ giúp vùng bụng được làm nóng và kích thích nhu động ruột giúp thư giãn vùng bụng. Tăng cảm giác muốn đi đại tiện và giúp việc đi ngoài dễ dàng hơn.
Bổ sung chất xơ vào thực đơn giúp phòng ngừa đau bụng buồn nôn không đi ngoài được :
Chất xơ giúp giảm bớt áp lực cho dạ dày và khiến cho việc đại tiện trơn tru hơn.
Uống nhiều nước:
Trung bình mỗi ngày uống đủ 2 – 2,5 lít (6 – 8 cốc) nước để bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Giúp giảm bớt ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa với khối phân. Giúp đẩy lùi triệu chứng đau bụng táo bón rõ rệt.
Vận động cơ thể trước khi đi ngoài:
Đây là phương pháp khá đơn giản và hiệu quả. Việc đứng lên ngồi xuống, nhún nhảy, hít thở sâu, hóp bụng vào trước khi đi đại tiện sẽ giúp cho cơ thể dự trữ oxy và thúc đẩy quá trình đưa phân ra khỏi trực tràng mà không bị xước hay đau rát do rặn nhiều.
Tư thế ngồi đại tiện đúng:
Khi ngồi bồn cầu bệt người bệnh nên kê thêm chiếc ghế nhỏ ở chân để sao cho phần chân và bụng tạo thành góc nghiêng 35 độ. Việc này giúp cho góc đường ruột thẳng khiến cho phân di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn, ngăn ngừa táo bón rất tốt.
Xả nước ấm vào hậu môn:
Dùng vòi sen có nước ấm xả trực tiếp vào hậu môn giúp làm mềm phân và giảm bớt đau rát khi đưa phân ra ngoài, cải thiện tình trạng táo bón.
Thoa mật ong vào hậu môn
Bạn chỉ cần pha mật ong với nước ấm với tỷ lệ 1:3. Sau đó dùng tăm bông thấm vào hỗn hợp trên rồi thoa đều, nhẹ nhàng vào hậu môn của bé. Mật ong sẽ kích thích cơ vòng hậu môn giúp đại tiện dễ dàng hơn
Dùng thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng kích thích các cơn co thắt ruột và thúc đẩy hoạt động của ruột. Mặt khác, thuốc nhuận tràng thẩm thấu cho phép chất lỏng di chuyển qua ruột kết, cũng thúc đẩy hoạt động của ruột.
Thuốc bơm hậu môn và thuốc đạn
Các sản phẩm này loại bỏ chất thải từ trực tràng của bạn và giảm táo bón. Chúng hoạt động bằng cách bơm chất lỏng (ví dụ, xà phòng, nước hoặc nước muối) vào ruột dưới để giúp làm rỗng ruột kết.
Thuốc bơm hậu môn và thuốc đạn có hiệu quả, nhưng các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn và tiêu chảy. Nếu chèn không đúng cách, cũng có nguy cơ thủng trực tràng hoặc tổn thương bên trong.
Điều trị bằng thuốc
Khi các sản phẩm không kê đơn không có tác dụng, một số loại thuốc kê đơn có thể giúp giảm táo bón. Những loại thuốc này hoạt động giống như thuốc nhuận tràng và chất làm mềm phân bằng cách hút nước vào ruột.
Prucalopride succinate (Resotran)
Linaclotide (Constella)
Lubiprostone (Amitiza)
Linaclotide (Linzess)
Làm thế nào để tránh bị đau bụng buồn nôn không đi ngoài được
Có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm tình trạng đau bụng buồn nôn không đi ngoài được:
- Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày không ăn quá no,
- Tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ không được nhịn,
- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch và kích thích sự tiêu hóa…
Như vậy tình trạng bị đau bụng nhưng không đi cầu được có thể gặp ở rất nhiều người. Kèm theo các triệu chứng khác nhau thì đều là sự cảnh báo một bệnh lý đường tiêu hóa. Hãy luôn duy trì thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh để ngăn ngừa hiện tượng này. Đồng thời đừng quên tới các cơ sở uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán và đưa ra lời khuyên về cách điều trị phù hợp nhất.
Chúc bạn may mắn và nhiều sức khỏe.