Bệnh trĩ nguyên nhân và cách chữa
Bệnh đường tiêu hóa Bệnh trĩ - Táo bón Trĩ Tư vấn sức khỏe

Bệnh trĩ – nguyên nhân và cách chữa

5 (100%) 1 vote

Bệnh trĩ vốn nguy hiểm hơn chúng ta tưởng.

Người ta nói: “thập nhân cửu trĩ” quả không sai. Trĩ là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.

Bệnh trĩ có thể trị dứt điểm. Tuy nhiên vì là bệnh ở “nơi nhạy cảm” nên dù phổ biến nhưng không phải ai cũng thoải mái chia sẻ với người khác.

Để kéo dài, bệnh trĩ gây nhiều phiền toái, âu lo cho người bệnh. Đặc biệt là giai đoạn cuối nhiều biến chứng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Bệnh trĩ nguyên nhân và cách chữa
Bệnh trĩ là bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại đi khám

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ hay dân gian hay gọi là bệnh lòi dom. Đây là tình trạng phồng lên của một hoặc nhiều tĩnh mạch tại ống hậu môn. Lâu dần gây giãn tĩnh mạch. Kkhiến tĩnh mạch bị mỏng đi rồi sa xuống tạo thành búi trĩ.

Dấu hiệu bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

Nếu thấy có những biểu hiện dưới đây thì có thể nghi ngờ mắc bệnh trĩ. Người bệnh cần thăm khám sớm để khắc phục càng nhanh càng tốt sẽ tăng hiệu quả điều trị:

Dấu hiệu bệnh trĩ thể hiện ở việc đi tiêu chảy máu:

Mặc dù không thấy đau đớn gì nhưng vẫn đi cầu ra máu. Ban đầu thì thấy một lượng nhỏ không quá rõ dính trên giấy vệ sinh hoặc bồn cầu. Tình trạng này sẽ càng ngày càng rõ ràng nếu về sau người bệnh đi cầu rặn mạnh.

Giai đoạn sau máu có thể chảy thành giọt hoặc bắn thành tia. Ngồi xổm cũng bị chảy máu không cứ đi tiêu mới chảy. Đây là dấu hiệu sớm và điển hình nhất của bệnh trĩ.

Hậu môn có dịch nhầy ngứa ngáy:

Đây là dịch bài tiết ở niêm mạc ống hậu môn. Nó thường có mùi khó chịu, dính và khiến người bệnh ngứa, khó chịu ở hậu môn.

Triệu chứng của bệnh trĩ thể hiện ở tình trạng sưng đau hậu môn:

Sờ vào hậu môn thấy có một khối mềm nhô lên ở hậu môn, nó có thể gây đau rát (nếu có nứt hậu môn, bít tắc hậu môn) nhưng cũng có thể không quá đau tới không đau nhưng gây cảm giác cộm khó chịu, nhất là khi mặc đồ bó sát.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Nếu chữa sơm, trĩ là một bệnh khá lành và có thể chữa khỏi hẳn.

Nhưng nếu chủ quan không điều trị. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Một trong số đó là thể trĩ huyết khối. Đây là một thể trĩ nguy hiểm vì nó tạo thành cục máu đông trong tĩnh mạch búi trĩ. Khiến người bệnh cực kỳ đau đớn, gây viêm nhiễm, lở loét, chảy máu.

Ngoài ra, nếu người bị bệnh trĩ thấy đi ngoài mất máu quá nhiều. máu bắn thành tia, xây xẩm mặt mày, loạng choạng phải đi viện ngay. Vì có thể dẫn đến mất máu nhiều, nguy cơ sốc giảm thể tích máu, trụy tim mạch.

Ngoài ra, nếu có những biểu hiện sau đây phải nhanh chóng khám và điều trị, tuyệt đối không được chủ quan:

  • Đau đớn ở hậu môn
  • Người bệnh trĩ có thể sốt, chóng mặt,
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng dữ dội
  • Sụt cân
  • Đại tiện phân quá lỏng hoặc quá rắn, màu sắc phân bất thường
  • Thay đổi thói quen đại tiện, đi quá nhiều hoặc quá ít.
Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại- nguyên nhân và cách chữa
Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại có thể chữa khỏi dứt điểm, không tái phát nếu sớm điều trị

Có những loại trĩ nào?

Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội là búi trĩ ở bên trong hậu môn. Không lòi ra ngoài. Do chịu lực nén bên trong nên các búi trĩ nội bị sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa ra ngoài nếu rặn, hoặc tăng áp lực ổ bụng.

Trĩ ngoại là búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn rồi. Trĩ ngoại thường gây vướng víu, khó chịu và dễ chảy máu cho người bệnh.

Phân mức nặng nhẹ của bệnh trĩ

Trĩ nội độ 1:

Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Người bệnh chưa thấy rõ các triệu chứng. Chỉ cảm thấy cộm, khó chịu.

Trĩ nội độ 2:

Tĩnh mạch bị nghẽn gây hình thành những búi trĩ có kích thước lớn hơn với hình dạng ngoằn ngoèo ở ngoài hậu môn. Lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn. Khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.

Trĩ nội độ 3:

Lúc này búi trĩ đã phát triển rất lớn. Mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.  Lúc này ngươi bệnh thường rất sợ đi cầu. Vì lúc đi, phân thường cọ xát vào búi trĩ. Gây đau đớn, chảy máu và nguy cơ nhiễm trùng bội nhiễm rất cao.

Trĩ ngoại độ 4:

Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Búi trĩ không những sưng to còn thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn. Bệnh nhân không chỉ thường xuyên thấy ngứa ngáy, chảy máu, đau đớn do cọ xát. Mà búi trĩ còn bị viêm nhiễm, lở loét. Nếu không điều trị có thể bị hoại tử, rất nguy hiểm.

Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại- nguyên nhân và cách chữa
Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại khiến người bệnh bị chảy máu, viêm loét, bội nhiễm

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

  • Táo bón, tiêu chảy lâu ngày.
  • Ăn ít chất xơ.
  • Ngồi trong nhà vệ sinh trong một thời gian dài.
  • Đang mang thai.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Giao hợp qua đường hậu môn
  • Thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,….
  • Đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng.
  • U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung.

Điều trị bệnh trĩ

Thuốc tây chữa bệnh trĩ

  • Thuốc tăng trương lực, bền vững thành mạch,
  • Thuốc điều hoà lưu thông ruột.
  • Thuốc chống viêm và bảo vệ niêm mạc ở búi trĩ
  • Thuốc bôi trơn cho phân dễ đi qua.

Điều trị ngoại khoa

Đối với các trường hợp trĩ có các biến chứng huyết khối: bệnh trĩ có huyết khối nên được can thiệp sớm bằng cách thực hiện phương pháp cắt búi trĩ theo các phương pháp kinh điển hoặc phối hợp lấy huyết khối kèm cắt trĩ bằng các phương pháp khác.

Thủ thuật thắt búi trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu đến nuôi búi trĩ, thường được áp dụng cho các trường hợp trĩ mức độ nhẹ

Cách phòng bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

  • Chế độ ăn nhiều chất xơ là phương pháp điều trị hữu hiệu cho trĩ xuất huyết.
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, ớt.
  • Tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu.
  • Đi cầu đều đặn, không nhịn đi ngoài.

Related posts

Leave a Comment