Bệnh Gout – dấu hiệu và cách điều trị
Bệnh Gout là tình trạng viêm khớp do lắng đọng vi tinh thể muối urat natri trong các mô do tăng acid uric trong máu. Bệnh gout được coi là bệnh rối loạn chuyển hóa.
Nguyên nhân bệnh Gout
Nguyên nhân bệnh gout gồm hai nguyên nhân chính: nguyên phát (đa số các trường hợp) và thứ phát
Nguyên phát
- 95% bệnh nhân là nam giới, thường ở độ tuổi 30-60.
- Chưa xác định được chính xác nguyên nhân
- Chế độ ăn nhiều purin (gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm..) thường được xem là nguyên nhân thuận lợi dẫn đến bệnh.
Thứ phát:
- Do tăng sản xuất acid uric bởi rối loạn chuyển hóa purine
- Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận
- Các bệnh lý huyết học như u lympho, bạch cầu cấp, thiếu máu tan máu..do làm gia tăng lượng nucleoprotein
- Dùng thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamid, …
- Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính
- Dùng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid, …
Các giai đoạn của bệnh gout
Giai đoạn 1: Tăng acid uric máu không triệu chứng
Ở giai đoạn này, người bệnh xét nghiệm máu cho kết quả acid uric cao. Tuy nhiên, hoàn toàn không có triệu chứng bệnh gout nào cả. Lúc này người bệnh nên chú ý chế độ dinh dưỡng. Hạn chế ăn nội tạng, lòng đỏ trứng..để hạn chế lượng acid uric trong máu. Đồng thời tăng cường vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông máu tới khớp. Đào thải nhanh acid uric ra ngoài theo đường mồ hôi và đường tiểu, qua đó là giảm acid uric
Giai đoạn 2: Gút cấp tính
Đây là thời điểm mà tinh thể muối urat đã xuất hiện quanh các khớp cổ tay, ngón chân, ngón tay… Người bệnh có cảm giác bắt đầu sưng cứng, nóng đỏ. Các cơn đau cơ thể xuất hiện từ 1 – 2 tuần chỉ 1 – 2 lần sau vài năm mới tái phát. Chú ý chế độ dinh dưỡng và vận động sẽ giúp người bệnh cải thiện được tình trạng này.
Giai đoạn 3: Giai đoạn tổn thương khớp giữa các đợt gút cấp
Trong giai đoạn này, những cơn đau thỉnh thoảng mới xuất hiện. Các khớp xương đã bắt đầu có những tổn thương. Tuy nhiên, chỉ ở mức nhẹ, người bệnh vẫn có thể lao động bình thường.thường xuyên. Do đó, dễ dẫn đến chủ quan và không chú ý kiểm soát chế độ dinh dưỡng và vận động dẫn đến bệnh tiến triển nặng theo thời gian.
Giai đoạn 4: Gút mạn có tophi
Giai đoạn 4 của bệnh gút các hạt tophi được hình thành và có thể gây ra nhiễm trùng nếu chúng bị vỡ. Ở giai đoạn này bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi hoạt động các khớp. Nếu các hạt tophi bị vỡ chúng khiến xương khớp bị nhiễm trùng dẫn đến hậu quả khó lường.
Triệu chứng bệnh Gout:
Các biểu hiện lâm sàng rõ rêt nhất của bệnh gout là tình trạng đau đớn tại các khớp ngón chân, ngón tay, bệnh lâu năm sẽ xuất hiện các cục lổn nhổn dưới da, quanh các khớp gây đau đớn, khó cử động cho người bệnh.
Triệu chứng bệnh gút ở chân
Ở người bệnh gouts, người bệnh thường bị tổn thương ở các khớp bàn chân, khớp ngón chân cái. Giai đoạn cấp, các khớp sung to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng đau dữ dội và ngày càng tăng. Người bệnh rất đau đớn, chạm nhẹ cũng đau. Sau cơn đau cấp, tình trạng viêm có thể tiếp diễn khoảng 5-7 ngày. Sau đó các dấu hiệu viêm sẽ giảm dần, bớt sưng, nề, đỏ và trở về bình thường.
Các vị trí viêm có thể thay đổi thứ tự: bàn chân, cổ chân, gối, cổ tay, bàn tay, khuỷu.. Lúc đầu chỉ viêm 1 khớp, sau có thể viêm nhiều khớp
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút là cơn đau gout cấp.
Cơn đau gút cấp xuất hiện đột ngột vào ban đêm khiến bệnh nhân phải thức dậy vì đau. Cơn đau cấp thường xảy ra sau bữa ăn nhiều thịt, rượu. Hoặc sau chấn thương, xúc cảm mạnh, sau nhiễm khuẩn hoặc sau khi dùng các thuốc lợi tiểu…
Các hạt tophi dưới da là khi bệnh gout ở thời kì mạn tính
Hạt tophi thường xuất hiện chậm – sau khoảng chục năm từ cơn đau đầu tiên. Đôi khi có thể xuất hiện sớm hơn. Có thể loét. Thường thấy trên vành tai, khuỷu tay, gót chân ngón chân cái, mu bàn chân, gân Achille.
Triệu chứng gout ở nữ
Nhìn chung, các biểu hiện của bệnh gút ở nam giới và nữ giới tương đối giống nhau. Đều có tình trạng sưng nóng đỏ đau ở các khớp như ngón chân, bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay… Tuy nhiên, ở nữ giới, bệnh thường xuất hiện âm thầm và ít dữ dội hơn, nhưng lại dễ xuất hiện các hạt lồi tophi hơn.
Triệu chứng cận lâm sàng của bệnh Gout
Xét nghiệm máu cho kết quả: Acid uric >420 µmol/l.
Tuy nhiên khoảng 40% bệnh nhân có cơn gout cấp nhưng ax uric máu bình thường.
Bệnh gút có nguy hiểm không
Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa, biểu hiện bằng những đợt viêm khớp cấp tính và lắng đọng natri urat trong các tổ chức khớp. Khi bệnh kéo dài và nồng độ axit uric trong máu không được kiểm soát sẽ dẫn đến hàng loạt những biến chứng như: viêm khớp, sỏi thận, suy thận…thậm chí dẫn đến tử vong.
Bệnh gút gây ra bệnh khớp mạn do urat:
Khớp bị cứng, đau khi vận động, khớp sung to vừa phải, không đối xứng, có thể có hạt tophi kèm theo.
Biến chứng sỏi thận ở người bệnh gout
Khoảng 10-20% người bị gout bị sỏi thận do lắng đọng tinh thể urat, làm tắc nghẽn và gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Loại sỏi này thường có màu vàng cam, trơn nhẵn, rất cứng và rất hay tái phát. Sỏi do acid uric không cản quang và rất cứng. Do vậy không thể phát hiện ‘nhìn thấy qua các phim chụp X-Quang thông thường. Thường chỉ phát hiện khi người sỏi đã to, gây tắc nghẽn và đau đớn cho người bệnh. Thường người bệnh cảm thấy đau dữ dội, đau quặn ở phía sau và vùng hông lưng. Sau đó, đau có thể lan đến vùng bẹn. Đôi khi có kèm buồn nôn và ói mửa. Đôi khi máu có thể xuất hiện trong nước tiểu, khiến nước tiểu có màu hồng và đau rát khi đi tiểu.
Biến chứng suy thận do bệnh gout có thể khiến người bệnh tử vong
Lúc đầu chỉ có protein niệu, có thể có hồng cầu, bạch cầu, dần dẫn đến suy thận. Suy thận thường gặp ở thể có tophi, tiến triển chậm, dẫn đến tử vong.
Cách trị bệnh gout
Dùng các thuốc ức chế tổng hợp acid uric như:
Colchicin:
Colchicin có khả năng ức chế sự di chuyển và hóa ứng động, cũng như sự bám dính và thực bào của bạch cầu trung tính tại ổ viêm để làm giảm phản ứng viêm với tinh thể urat và đem đến hiệu quả điều trị bệnh.
Tuy nhiên, colchicin độc khi dùng liều cao nên về nguyên tắc chỉ dùng liều vừa đủ có hiệu lực chia thành nhiều lần trong ngày và không được dùng vượt tổng liều quy định. Colchicin cũng có thể gây tác dụng phụ là tiêu chảy khi sử dụng.
Allopurinol:
Allopurinol có tác dụng làm giảm việc sản xuất acid uric (cả trong máu và trong nước tiểu). Chính tác dụng này mà Allopurinol giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm sự lắng đọng urat ở các khớp và ở thận, từ đó ngăn ngừa sự xảy ra hoặc tiến triển của viêm khớp trong bệnh gout và bệnh thận do urat. Ngoài ra, thuốc Allopurinol còn làm giảm nồng độ axit uric máu đối với những bệnh nhân trong thời gian hóa trị để điều trị ung thư có tăng acid uric.
Khi sử dụng thuốc Allopurinol, cần lưu ý đến những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, như: buồn nôn, nôn, phát ban da, ngứa, cơn gout cấp, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, buồn ngủ
Thực đơn cho người bệnh gout
Bệnh gout kiêng ăn gì?
Có rất nhiều thực phẩm mà người bệnh gút nên kiêng ăn. Do đa phần chúng là những thực phẩm chứa rất nhiều nhân purin, chất béo không bão hòa. Những loại thực phẩm này làm tăng nồng độ axit uric trong máu nhanh chóng. Do đó, cần hạn chế những thực phẩm sau chúng ra khỏi chế độ ăn cho người bệnh gút:
- Các loại hải sản chứa rất nhiều nhân purin và chất đạm người bệnh gút nên tránh
- Các loại nội tạng động vật như gan, tim, lòng chứa rất nhiều nhân purine.
- Bia, rượu hay nước ngọt có ga.
- Các loại rau tăng trưởng nhanh như rau mầm, măng, giá đỗ…
- Hải sản, thực phẩm hải sản tái sống như gỏi, shashimi…
- Các loại thịt đỏ, thịt thú rừng…
- Các loại thực phẩm dễ lên men. Chúng kích thích quá trình sản sinh axit uric.
- Mỡ động vật hay các dạng như bơ, phô mai…
Bệnh gout nên ăn gì?
Ăn uống tác động trực tiếp đến nồng độ axit uric trong máu. Dưới đây là những thực phẩm người bệnh gút nên cho vào chế độ ăn hàng ngày:
- Các loại rau xanh được ưu tiên hàng đầu trong chế độ ăn của người bệnh gout. Chúng rất nhiều chất xơ, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa.
- Các loại quả nhiều vitamin C. Chúng giúp kích thích đào thải axit uric.
- Uống các loại trà xanh, lá vối, cà phê.
- Có thể ăn các loại thịt gia cầm, thịt ức gà, thịt nạc heo, cá sông.
- Các loại trứng như trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng. Mỗi tuần có thể ăn từ 2 -3 quả.
- Hạt ngũ cốc như đỗ đen, đậu phộng, đậu nành…
- Nên ăn các loại dầu oliu, dầu vừng, dầu lạc…
- Nên ăn các loại quả mọng như dâu tây, anh đào, cherry, việt quất…
- Uống sữa mỗi ngày để cung cấp protein cho cơ thể.
- Lựa chọn cách chế biến như luộc, hấp, salas thay vì chiên rán để giảm tối đa lượng dầu mỡ.
Người bệnh gout nên:
- Uống nhiều nước mỗi ngày
- Uống sữa
- Giảm cân, tập luyện thể dục.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14%.
- Nước kiềm giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu..
- Tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như stress, chấn thương..