4 cách đơn giản giúp giảm mỡ máu hiệu quả
Trung bình cứ 2 người ở thành thị lại có 1 người thừa cholesterol, cứ 3 người cao tuổi lại có 2 người thừa cholesterol – GS.TS. Phạm Gia Khải – Chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy tỉ lệ người Việt Nam có lượng cholesterol cao là 29,1%. Tỉ lệ này ở thành thị là 44,3%; lứa tuổi trung niên là 41,7%, cao niên tới 63,1%. Mức cholesterol trong máu cao dẫn đến rất nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề về tim mạch.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là mỡ máu cao không biểu hiện rõ ràng. Hầu hết người bệnh chỉ phát hiện khi tình cờ khám sức khỏe hoặc phải nhập viện do những hậu quả nguy hiểm do bệnh gây ra. Khi đó tính mạng người bệnh đã bị đe dọa và chi phí điều trị cũng rất tốn kém.

Khi nào thì một người được coi là bị bệnh mỡ máu
Khi kết quả xét nghiệm máu cho kết quả như sau thì được coi là mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid:
- Chỉ số Cholesteron toàn phần ≥ 200mg/dL (3.4mmol/L)
- Chỉ số LDL-C ≥ 130mg/dL (3.4mmol/L)
- Chỉ số HDL-C< 40mg/dL (1.0 mmol/L)
- Chỉ số triglyceride ≥ 200mg/dL (2.26mmol/L

Điều trị máu nhiễm mỡ
Khi bị rối loạn lipid máu, có 2 hướng điều trị. Hướng thứ nhất là giảm tổng hợp lipid ở gan (gan là nhà máy tổng hợp cholesterol, triglyceride) và giảm hấp thu ở đường tiêu hóa. Hướng thứ 2 là tăng sử dụng lipid ở các mô (tiêu hủy, đốt cháy lipid), sản sinh ra năng lượng (lipid là nguồn dự trữ, cung cấp năng lượng lớn nhất), tăng tổng hợp tế bào.
Hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay chỉ ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid cho cơ thể. Dẫn đến thiếu hụt năng lượng để duy trì hoạt động hàng ngày. Khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi. Quá trình ức chế tổng hợp lipid còn làm thiếu hụt lipid tại mô. Trong khi chúng là nguồn nguyên liệu chính tái tạo nên màng tế bào. Do vậy, nếu lạm dụng lâu ngày có thể gây tiêu hủy cơ vân, suy thận cấp..
Thuốc điều trị bệnh mỡ máu, máu nhiễm mỡ
- Atorvastatin: 10-20mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày.
- Rosuvastatin: 10-20mg/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày.
- Simvastatin: 10-20 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày.
- Lovastatin: 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày.
- Fluvastatin: 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày.
- Pravastatin: 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày.
- Gemfibrozil: liều thường áp dụng trên lâm sàng: 600 mg/ngày.
- Clofibrat: 1000 mg/ngày.
- Fenofibrat: 145 mg/ngày.
- Omega 3
Uống thuốc mỡ máu có hại gì không?
Dùng thuốc điều trị mỡ máu đôi khi có thể gặp tác dụng không mong muốn. Như tăng men gan, tăng men cơ khi dùng liều cao, hoặc cơ địa người già, hoặc đang dùng nhiều loại thuốc như kháng sinh nhóm macrolide. Một số nguy cơ khác có thể gặp phải khi dùng thuốc mỡ máu là: đỏ phừng mặt, ngứa, đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, giảm nhẹ chức năng gan, tăng men gan, sỏi mật, tăng men cơ, phát ban…
Những tác dụng phụ này thường xảy ra khi dùng liều cao, hoặc cơ địa người già, hoặc có bệnh lý thận, gan trước.
Lưu ý: các thuốc điều trị rối loạn lipid máu đều chuyển hóa qua gan. Do vậy trong thời gian sử dụng thuốc hạ lipid máu, cần cho các thuốc hỗ trợ và bảo vệ tế bào gan.
-
Cách kiểm soát mỡ máu không dùng thuốc
- Chữa máu nhiễm mỡ tại nhà nhờ thay đổi chế độ ăn uống?
Hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, thực phẩm cholesterol - Tăng cường ăn nhiều trái cây, rau xanh
- Chọn cách chế biến thực phẩm đúng
- Thay vì nấu ăn với các loại dầu thực vật thông thường (dầu ngô, dầu cải dầu), hãy chuyển sang sử dụng dầu ô liu, dầu hướng dương và dầu bơ, có chứa chất béo không bão hòa đơn tốt cho tim.
Mục tiêu là tránh bơ, chất béo bão hòa cao và tránh các sản phẩm làm từ chất béo chuyển hóa hoặc axit béo hydronated một phần (ví dụ, bơ thực vật dính).
Thực phẩm chiên rán có liên quan đến mức cholesterol cao và ung thư.
Cách giảm mỡ máu tại nhà
Duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên
- Duy trì cân nặng lý tưởng, không để béo phì, thừa cân.
- Tập thể dục thường xuyên, đi bộ tối thiểu 30 phút mỗi ngày
- Ăn uống lành mạnh, cải thiện tình trạng cholesterol.
Hạn chế những thói quen xấu
- Không hút thuốc lá vì thuốc lá làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu…
- Không nên uống quá nhiều rượu
- Tránh lối sống tĩnh tại, không vận động.
- Tránh căng thẳng.
Cách giảm mỡ máu tự nhiên
Uống trà xanh giảm mỡ máu
Uống trà xanh đều đặn có thể bảo vệ cơ thể phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ. Các avonoide trong trà xanh giúp hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch.
Chất EGCG trong trà có khả năng giảm lượng tế bào bị chết sau một cơn đau tim hoặc đột quỵ, làm tăng tốc độ phục hồi của các tế bào tim, nhờ đó làm giảm mức độ tổn thương ở những cơ quan nội tạng ở những người bị bệnh mạch vành cấp tính.
Chất gallotanin trong trà ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh và kích thích quá trình phục hồi của chúng, kích thích thần kinh trung ương, giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn.
Vì vậy, những người bị máu nhiễm mỡ nên uống trà xanh mỗi ngày hoặc bổ sung chiết xuất trà xanh có trong các sản phẩm bổ sung.
Dùng xạ đen giảm mỡ máu
Thành phần hóa học trong xạ đen gồm các hoạt chất Falavonoid (chất chống oxy hóa, tác dụng phòng chống ung thư); Saponin Triterpenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn); Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu).
Xạ đen có chức năng phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, bảo vệ gan, viêm gan, huyết áp cao, kết hợp với một vài dược liệu khác như tam thất, curcumin… và còn dùng để điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.
Cách dùng xạ đen giảm mỡ máu
50g lá xạ đen phơi khô sau đó cho vào 1.5l nước đun sôi 10-15p ( dùng nồi đất để tăng tính hiệu quả của thuốc), hoặc cho vào ấm ủ 30-35p như pha trà. Sau đó chắt lấy nước uống hàng ngày, có thể uống thay cho nước lọc.
Uống trà giảo cổ lam giảm mỡ máu
Thành phần chính của giảo cổ lam là avonoid và saponin, ngoài ra còn chứa các vitamin và khoáng chất như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho… Qua nhiều nghiên cứu khoa học được công bố, một số tác dụng chính của giảo cổ lam đã được chứng minh như:
- Giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng lên não
- Giúp ổn định lượng đường trong máu, tăng bài tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin
- Giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch
- Chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng u
- Thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng chuyển hóa mỡ dư thừa, cải thiện tình trạng béo phì.
- Trà giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu
Cách dùng giảo cổ lam giảm mỡ máu
Cho 20g giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất giảo cổ lam ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Nước trà đun từ giảo cổ lam có thể uống thay nước trong ngày.
Uống trà bụp giấm (Hồng hoa/Atiso đỏ) giảm mỡ máu
Bụp giấm chứa anthocyan 1,5%, cacid hữu cơ, nhựa, đường, alcaloid. Hoạt chất hibithocin trong đài hoa được các chuyên gia dược lý người Senegal chứng minh là có tác dụng điều hòa cholesterol máu và làm giảm huyết áp. Hibithocin giúp thay đổi một cách ấn tượng các chỉ số mỡ máu bị rối loạn và đưa về mức cân bằng. Đồng thời giúp làm tăng HDL là chỉ số tốt cho cơ thể.
Cách dùng trà Actiso – trà bụp giấm giảm mỡ máu
Chuẩn bị 30g hoa bụp giấm hoa khô, 700ml nước. Đem nguyên liệu rửa sạch và hãm trong 700ml nước sôi. Có thể thêm đường và uống hết trong ngày.
Thuốc thảo dược điều trị mỡ máu cao
Cây thuốc nam trị mỡ máu cao
Cây thuốc nần vàng hay còn gọi là nần nghệ. Nần vàng thuộc họ củ Nâu (Dioscoreaceae), thuộc chi Dioscorea, có tên khoa học là Dioscorea collettii chiết xuất được chất saponin steroid từ củ với hàm lượng khá cao.
Thuốc điều chế từ nần vàng có khả năng làm hạ mỡ máu, giảm cholesterol (do rối loạn chuyển hóa lipid) vì hàm lượng mỡ trong máu cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nghẽn mạch gây tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Năm 1985, các nhà khoa học đã chứng minh lâm sàng, dùng nần vàng cho người có rối loạn chuyển hóa lipid, xét nghiệm sinh hóa 5 chỉ tiêu Lipoprotein trong máu cho thấy khi dùng nần vàng, tất cả các chỉ số lipid máu đều có xu hướng trở lại bình thường, hạ rất mạnh. Lipoprotein tỉ trọng phân tử thấp (mỡ xấu – LDL-c), tăng Lipoprotein tỉ trọng phân tử cao (mỡ tốt – HDL- c). Đặc biệt, cholesterol toàn phần trong máu của gần 100% bệnh nhân đều giảm.
Nghiên cứu dược lý cho thấy thuốc còn có tác dụng điều hòa nhịp tim, chống viêm khớp và hạ huyết áp. An toàn trong điều trị, không có tai biến và bất kỳ tác dụng xấu nào. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã cho biết dược thảo nần vàng có công hiệu trị người mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ; phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp (xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch, đột quỵ)…
Cách dùng nần vàng giảm cholesteron
Cách dùng nần vàng là nên uống với nhiều nước >300ml và cách bữa ăn >30 phút để tăng sự hòa tan và tăng hấp thu tinh chất thảo dược. Uống theo đợt 4 tuần, sau mỗi đợt nghỉ 2 – 3 ngày.
Giảm mỡ máu bằng lá sen
Điều trị theo y học cổ truyền giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây. Trong đó, lá sen được khoa học chứng minh có tác dụng giảm mỡ máu và chống xơ vữa động mạch. Các chất chống oxy hóa polyphenol, flavonoid trong lá sen gây ức chế hấp thu lipid và glucid, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa lipid và điều hòa năng lượng. Nhờ vậy, làm giảm cholesterol toàn phần, triglyceride, cholesterol xấu, đồng thời làm gia tăng cholesterol tốt.
Cao lá sen còn có tác dụng hạ đường huyết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Loại cao này cũng giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe cơ thể.
Dùng sơn tra giảm mỡ máu cao
Sơn tra (còn có tên khác là hồng quả, sơn lý hồng, yên chi) là quả chín già khô của cây bắc sơn tra (Crataegus pinnatifida Bunge.) hay nam sơn tra (Crataegus cybeata Sieb. et Zucc.),
cây chua chát (Malus doumeri Bois. A. Chev.; Docynia doumeri (Bois) Schneid.) và táo mèo (Docynia indica Dec.), cùng họ hoa hồng (Rosaceae).
Sơn tra chứa fructose, protein, lipid, vitamin C, B2, caroten; Ca, P, Fe, các acid tarlaric, citric…; tannin, flavonoid. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C, caroten và canxi rất cao thích hợp cho phụ nữ có thai, trẻ em, người già. Sơn tra giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu; lợi niệu, kháng khuẩn, trợ tiêu hóa, chống u bướu, trợ tim.
Vị chua ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ, vị và can. Sơn tra có tác dụng hóa thực tiêu tích. Hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu. Tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết. Dị ứng nổi ban, đau nhức khớp, viêm tinh hoàn, thống kinh, cam tích.
Cách dùng sơn tra giảm mỡ máu
Dùng: 6 – 12g; nấu hầm, sắc hãm uống hàng ngày
Lưu ý: để đạt hiệu quả cao và bền vững lâu dài sau các liệu trình trên nên uống duy trì; kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện điều độ, khoa học. Thuốc có thể sử dụng cho người bị bệnh đái tháo đường và huyết áp thấp. Tuy nhiên, cần có sự tư vấn của thầy thuốc để được an toàn.